Được gọi là thời kỳ Tiền Thời kỳ Vàng, giai đoạn 1940 -1950 là thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử Hi-Fi, bởi lẽ đây là thời kỳ mà những thế hệ tiên phong thứ hai trong ngành công nghiệp này bắt đầu xuất hiện.
Giai đoạn Thế chiến thứ hai (1930 – 1945) là thời kỳ mà ngành công nghiệp audio gần như bị bỏ ngỏ, bởi lẽ những con người tài năng nhất trong lĩnh vực thiết bị điện tử dồn sức vào thiết kế các hệ thống radar cao tần, và sau chiến tranh, người công nghiệp TV bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này cũng xuất hiện bước chuyển giao thế hệ, khi mà giới kỹ sư audio thế hệ đầu tiên bắt đầu lùi bước để nhường lại sân chơi cho thế hệ tiếp theo – những con người làm nên Thời kỳ Vàng của Hi-Fi thập niên 50.
Một trong những bước tiến quan trọng nhất của nửa cuối thập niên 40 là sự xuất hiện của ampli Williamson, đánh dấu việc chấm dứt sử dụng bóng đèn công suất triode trong lĩnh vực audio Hi-Fi (ngoại trừ một nhóm rất nhỏ audiophile của Pháp, Ý và Nhật Bản). Với việc bóng KT-66 Williamson mang độ nhạy cao, công suất và mức hồi tiếp lớn xuất hiện, cuộc chạy đua công suất lớn, giảm độ méo tiếng bắt đầu nổ ra và tiếp tục kéo dài cho đến hơn 40 năm sau đó.
Ngày nay khi nhìn lại thiết kế của Williamson, người ta rất dễ chỉ trích thiết kế của ông do mang tính hồi tiếp quá cao. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng loa của thời kỳ cuối những năm 1940 không giống như bây giờ. Ở thời điểm đó người ta chưa thực sự hiểu rõ về đặc tính của các hệ thống thùng loa kín hay thùng loa thông hơi. Nếu so với tiêu chuẩn ngày nay, hoặc tiếng quá lùng bùng, ồm ồm, hoặc âm thanh lại quá mỏng.
Với thiết kế thùng loa kín (thường được biết đến với cái tên thùng loa vô hạn hay hệ treo âm học), vấn đề tinh chỉnh đã trở nên rất rõ ràng. Nhiệm vụ lúc này là điều chỉnh thể tích thùng để đem đến đáp tuyến tần số phẳng nhất và chất âm tốt nhất. Trong ba thùng loa kín, kiểu gì cũng sẽ có một chiếc chất lượng tốt. Tuy nhiên, thùng loa thông hơi lại là vấn đề khác. Chúng thường có độ suy hao bậc 4 (24dB / quãng tám. Bậc ở đây có thể hiểu là số lượng vật thể tích tụ năng lượng. Thùng loa có lỗ thông hơi được xem như là kết hợp giữa hai vật thể nên tính là bậc 4). Việc tinh chỉnh thùng loa thông hơi thường rất khó nếu sử dụng phương phát cắt, tạo thùng và thử. Ngay cả việc cơ bản như đo đạc thùng loa kín hay thùng loa thông hơi cũng rất phức tạp. Các công cụ phân tích hiện đại cũng như kỹ thuật đo đạc tần gần lúc này còn chưa phát triển, phải chờ đến 20 năm sau khi Hiệp hội Kỹ thuật Âm thanh (AES) cho ra mắt các nghiên cứu của Neville Theile và Richard Small năm 1971.
Hệ số damping cao (do hồi tiếp lớn) của các ampli Williamson chính là thứ mà những chiếc loa của thập niên 40 với chất âm lùng bùng cần, vì nó sẽ cải thiện rõ rệt chất lượng âm bass. Việc tăng công suất cũng được đánh giá cao vì bóng 2A3 khi ấy là bóng công suất triode duy nhất được bày bán rộng rãi trên thị trường. Các bóng 300B lớn hơn lại thuộc độc quyền của Western Electric, trong khi hai bóng triode 211 và 845 lại đòi hỏi phải nguồn cấp điện cao áp lớn và rất nguy hiểm. Việc kết hợp giữa công suất lớn, hệ số damping và khả năng dễ tìm kiếm trên thị trường đã khiến các dòng bóng 6L6, 807, KT66 và 5881 dễ dàng đáp ứng nhu cầu của thế hệ audiophile thời kỳ hậu chiến. Các bóng đèn và ampli Williamson thành công đến mức chúng quét sạch các đối thủ cạnh tranh khác, dẫn đến việc tạp chí hi-fi ở Mỹ giai đoạn cuối thập niên 40 – giữa thập niên 50 chỉ toàn nói về Williamson, rất hiếm có bài viết nào nói về các mạch do McIntosh hay Quad thiết kế. Sự thống trị của Williamson chỉ bị phá vỡ khi bước sang giai đoạn 1957 – 1959, các thiết kế sử dụng bóng đèn Ultralinear EL34 và KT88 từ Dynaco, Acrosound, Marantz và Citation chính thức bước ra thị trường.
Một sự kiện quan trọng hơn diễn ra vào cuối thập niên 40, đó là sự ra đời của máy thu băng từ Ampex dựa trên máy Magnetophon của Đức. Điểm lạ nhất ở đây là công nghệ bias dòng xoay chiều của Đức đã được biết đến ở Mỹ và Anh trước chiến tranh, nhưng bị cộng đồng audio nói tiếng Anh bỏ qua vì trước đó họ quan tâm đến những máy thu âm chất lượng thấp, dùng bias dòng một chiều hơn. Ngay sau thế chiến, 3M đã giải quyết được vấn đề sản xuất băng từ phủ oxit sắt, và các máy thu băng từ Ampex nhanh chóng vượt mặt máy của Đức. Công nghệ băng từ nhanh chóng xuất hiện, liên tiếp được cải tiến chính là tiền đề cho những tiến bộ công nghệ của thập niên 50.
Chất lượng cao cấp của băng master 30 và 15 IPS (nghe vẫn rất hay ở thời điểm 50 năm sau) đồng nghĩa với việc công nghệ thu âm, phim ảnh và radio cuối cùng đã có phương tiện để làm ra các bản thu với chất lượng siêu cao, thế nhưng vẫn chưa có cách nào để đưa chúng phổ biến đến với công chúng. Đây chính là bước khởi đầu cho làn sóng audio thứ hai, Thời kỳ Vàng thập niên 50.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Giới thiệu dòng loa Pylon Diamond
Nguyễn Hào