Biên niên sử Hi-Fi: 1964 – 1970 (phần 1)

Giai đoạn hậu Thời kỳ Vàng đánh dấu bằng sự phổ biến của các hệ thống âm thanh stereo, Tuy nhiên, chất lượng âm thanh lại có sự đi xuống đáng kể khi chuyển sang dùng linh kiện bán dẫn thay bóng đèn chân không. Ở thời kỳ này, Nhật Bản cũng nổi lên như một thế lực mới.

Giai đoạn nửa sau của thập niên 60, ngành công nghiệp hi-fi tiếp tục phát triển, nhưng tốc độ xuất hiện các phát minh mới bắt đầu chậm lại kể sau khi chuyển đổi sang âm thanh stereo. Đáng ngại hơn, việc linh kiện bán dẫn ngày càng phát triển đánh dấu một thời kỳ của hi-fi với chất lượng đáng báo động thực sự. Các ampli bán dẫn thời kỳ đầu sử dụng thiết kế mạch đầu ra giả bổ trợ (quasi-complementary output), vì bán dẫn đầu ra bổ trợ khớp với nhau khi ấy vẫn còn chưa xuất hiện.. Ngoài ra, ở thời điểm ấy hiểu biết về các mối nguy hại nếu để máy vận hành vượt quá vùng an toàn vẫn còn rất nghèo nàn. Vì lý do này, thế hệ đầu tiên của ampli bán dẫn còn rất lâu mới đạt đến trạng thái hoạt động ổn định, đáng tin cậy được. Ngược lại, chúng còn rất hỏng rất nhanh, đồng thời có chất âm rất khó nghe do chứa quá nhiều méo giao điểm ở ampli Class AB và méo điều biên tức thời, khiến các loa đến từ vùng Bờ Đông nước Mỹ có chất âm vốn đã đơn điệu nay lại còn đơn điệu hơn để bù lại.

marants 2270

Tỉ lệ trả lại hàng cao đến mức các thương hiệu như Scott, Fisher, Sherwood và không ít những tên tuổi khác bị đánh bật ra khỏi thị trường. Trong khi đó, thương hiệu Marantz buộc phải bán lại cho anh em nhà Tushinsky (những người được quyền phân phối sản phẩm Sony tại thị trường Mỹ). Nhiều chủ cửa hàng hi-fi ở thời kỳ này từng phản ánh lại rằng đôi lúc, tỉ lệ ampli bán dẫn hỏng ngay khi vừa mới bóc ra khỏi hộp rất cao, lên đến tận 50%. Với một hệ thống demo xẹt ra lửa và bốc khói ngay khi vừa mới cắm điện như vậy, chắc chắn thứ duy nhất để lại cho khách hàng chỉ là những ấn tượng xấu mà thôi, và ở thời điểm lúc bấy giờ, điều này lại rất phổ biến.

pioneer ts w201

Tuy nhiên, nỗi buồn của người này đôi lúc lại là niềm vui của người khác. Thiếu vắng những tên tuổi một thời làm nên ngành công nghiệp hi-fi, thị trường lại mở rộng cửa chào đón các tên tuổi như Pioneer, Kenwood hay Sansui. Nhật Bản là một quốc gia đã có quá nhiều kinh nghiệm với các thiết bị dân dụng sử dụng bán dẫn với mức giá rất phải chăng. Chưa kể, các sản phẩm mà họ làm ra lại có độ tin cậy tương đối cao, bề ngoài nhìn cũng sang trọng và trên hết, chúng nhận được khá nhiều đánh giá tốt từ các tạp chí dành cho giới bình dân. Chính sách phân phối của họ được ủng hộ rất nhiều vì các đại lý nhận được lợi nhuận lên đến 40 – 50%. Người Nhật hiểu rằng họ có thể thành công ở thị trường Mỹ còn hơn cả những hãng sản xuất của Mỹ. Với tư cách là người ngoài, họ hoàn toàn không có ý kiến về việc thị trường nên vận hành như thế nào mà chỉ việc chấp nhận nó mà thôi.

Những công ty của Nhật Bản với tiềm lực tài chính cùng tư duy kinh tế tốt, không giống như các thương hiệu của Mỹ, sẵn sàng chỉ ra những khoản rất lớn cho quảng cáo để có thể xuất hiện trên những tạp chí nổi tiếng (đôi lúc không thuộc lĩnh vực âm thanh như tạp chí Playboy chẳng hạn), gặp gỡ và làm quen với các biên tập viên, đồng thời chi những khoản thưởng rất hậu cho những người bán hàng giỏi nhất. Ở thời điểm những năm 70, chuyện một người bán hàng một ngày có thể nhận khoản thưởng lên đến 50, thậm chí 100 đô la hoàn toàn không hiếm chút nào. 100 đô la cách đây gần 50 năm có gia trị tương đương với từ 600 đến 800 đô la, và đó là khoản tiền mà bất cứ ai cũng chẳng thể từ chối được.

vintage sherwood fm mx stereo

Khi mà các hãng sản xuất truyền thống của Mỹ đang bị thất thủ trước làn sóng nhập khẩu từ Nhật Bản, tiến độ phát triển của các linh kiện bán dẫn đầu ra dù chậm nhưng đã bắt đầu kết quả, cho phép sử dụng các tầng đầu ra bổ trợ (hoặc kéo / đẩy) PNP / NPN với giá trị khớp nhau và được nối tầng trực tiếp. Điều này đã giúp loại bỏ hẳn những vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến mức độ đáng tin cậy trong bias của tầng đầu ra giả bổ trợ, nhưng các vấn đề liên quan đến mất ổn định các dải cao tần và thoát nhiệt vẫn khiến ampli bán dẫn chưa được hoàn chỉnh. Mục tiêu lâu dài “ampli bán dẫn với khả năng hoạt động đáng tin cậy” vẫn còn rất xa vời, chẳng khác gì lời hứa về tín hiệu digital với “âm thanh hoàn hảo mãi mãi”.

(Hết kỳ 1)

Các bạn có thể xem thêm phần khác tại đây 

Biên niên sử hi-fi: 1964 -1970 ( phần 2 ) 

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Lịch sử hệ thống âm thanh stereo

Nguyễn Hào