Biên niên sử Hi-Fi: 1964 – 1970 (phần 2)

Hai lĩnh vực có tầm quan trọng lớn đối với hi-fi là điện ảnh và thu âm. Nếu như điện ảnh thời kỳ này không có gì đặc sắc thì thu âm ngược lại có rất nhiều điểm đáng để chú ý đến.

Đối với điện ảnh, mọi thứ cũng chẳng khá hơn là mấy. Ở thời điểm này, TV màu màn hình rộng không còn là thứ quá đắt đỏ, xa xỉ nữa. Rất nhiều người từng một thời chi có điện ảnh là thú vui duy nhất giờ đã có thể thưởng thức phim ảnh tại nhà. Hầu hết các chủ rạp cũng chẳng hứng thú lưu giữ lại hệ thống chiếu phim 70mm với màn hình cong khổ lớn đắt đỏ nữa. Dưới lệnh của Tòa án Tối cao, các rạp phim bắt đầu thoái vốn khỏi các studio phim và bắt đầu hoạt động độc lập. Lúc này, chủ rạp bắt đầu tìm mọi cách để làm tăng lợi nhuận càng nhanh càng tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc cho phép các hãng bỏng ngô hoạt động kinh doanh ngày một mạnh hơn, suất chiếu cũng ngắn hơn, màn hình nhỏ hơn, lượng nhân công làm việc trong rạp phim cũng ít đi và phần đông chẳng tham gia công đoàn. Điện ảnh cũng bắt đầu thoái lùi về mặt công nghệ, khi mà phim nhựa 35mm và quang âm mono xuất hiện trở lại.

vat lieu lam mang loa

Ngày nay, ai cũng biết rằng phim nhựa sử dụng công nghệ Eastmancolor của giai đoạn cuối thập niên 60, sang thập niên 70 có chất lượng rất thấp, dễ bị đổi màu, thậm chí mất nét chỉ chưa đến 20 năm. Những phim không được xuất âm bản với hai màu đen trắng tách biệt để lưu lại giờ không thể phục hồi lại được nữa, nhưng nhìn chung, ở thời điểm ấy chúng cũng đã đủ tệ hại rồi. Các phim như vậy thường sử dụng ống kính khẩu độ 35mm để đem lại cảm giác màn ảnh rộng, cùng quang âm mono đúng nghĩa. Nếu đã có lúc người đọc từng xem những bộ phim từ thập niên 70 với chất lượng rất tệ thì đây chính là lý do để giải thích.

Phải mất đến hơn một thập kỷ nữa, âm thanh stereo với độ trung thực cao mới quay trở lại với những rạp phim mới, kích thước nhỏ hơn nhờ vào thành công của loạt phim Star Wars. Trên thực tế, nếu không có loạt phim này thì các chủ rạp vẫn sẽ bỏ qua Dolby Labs và tiếp tục gắn bó với công nghệ quang âm mono lỗi thời. Khi mà người ta đã nhận ra rằng chất lượng của công nghệ Eastmancolor tệ như thế nào, người ta buộc Kodak phải cải thiện lại công nghệ của mình. Các nhà hoạt động cũng như các hội nhóm gây áp lực lên ngành công nghiệp, buộc họ phải tìm cách để thay đổi lại điều kiện lưu phim nhựa. Ngày nay, số lượng rạp có thể trình chiếu được phim 70mm rất hạn chế, vẫn có những bộ phim với kinh phí sản xuất lớn đã được thu lại dưới định dạng này để các hiệu ứng hình ảnh trở nên hiệu quả và thực tế hơn nhiều.

Thị trường máy ghi âm cũng có những nét thay đổi sâu sắc. Sự ra đời của các linh kiện bán dẫn tín hiệu mức nhỏ trong lĩnh vực này rõ ràng tích cực hơn hẳn khi so sánh với người anh em ampli khuếch đại công suất, vì đối với máy ghi âm, công suất không cần phải quá lớn. Vả lại, xét về mức độ phức tạp của mạch thì máy ghi âm rõ ràng phức tạp hơn nhiều. Trong khoảng thời gian này, các thiết bị ghi âm của Nhật Bản, một số có chất lượng rất cao như TEAC và Sony, một số thì không bằng, đã dần dần đẩy các máy ghi âm do Mỹ sản xuất như Ampex, Magnecord và Viking ra khỏi thị trường tiêu dùng.

ampli hegel h190 dep

Ở một diễn biến bất ngờ, tưởng như khó có thể xảy ra, Nakamichi, Dolby Labs và Advent đã hợp tác với nhau để chuyển đổi băng Compact Cassette của Philips – ban đầu được thiết kế để dành cho các máy đọc chính tả trở thành định dạng băng với chất lượng gần với hi-fi (tương tự như MP3 ngày nay). Trong vòng chưa đầy 4 năm, định dạng băng cassette mới đã đưa các hệ thống 4 và 8 track thiếu độ tin cậy ra khỏi thị trường. Lần đầu tiên, người sử dụng bình thường, với hiểu biết gần như bằng 0 về các thiết bị ghi âm đã có trong tay chiếc máy ghi âm stereo dễ sử dụng, độ bền cao. Dù tốt hay xấu, Compact Cassette vẫn là phương tiện chi phối ngành thu âm trên toàn thế giới, rẻ tiền, chất lượng chấp nhận được đối với đại chúng. Quan trọng hơn, chúng rất dễ dàng sao chép hàng loạt. Đây là một lợi thế lớn đối với các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba với nền kinh tế chậm phát triển, chẳng có ý định trả tiền bản quyền cho các tập đoàn giải trí giàu có của phương Tây. Về sau này, băng cassette vẫn là hình thức lưu trữ được áp dụng phổ biến ở các nước châu Á, mặc dù đĩa CD được sao chép hàng loạt cùng với VCD và DVD ngày càng xuất hiện nhiều hơn và trở thành những hình thức giải trí quan trọng không thể thiếu được. Cho đến tận những năm đầu thế kỷ 21, ở Việt Nam, băng cassette và máy đọc vẫn còn được sử dụng chứ chưa biến mất hoàn toàn.

Các bạn có thể xem thêm phần khác tại đây 

Biên niên sử hi-fi: 1964-1970 ( phần 1 ) 

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Giới thiệu dòng loa Pylon Diamond

Nguyễn Hào