Các trường phái thiết kế loa thường gặp: Trường phái “họng kèn” (phần 1)

Họng kèn là một trong những thiết kế loa lâu đời nhất từ trước tới giờ. Cho đến ngày nay, vẫn có rất nhiều hãng loa tin tưởng và áp dụng cho các mẫu sản phẩm của mình.

Chúng ta đều biết rằng các bộ loa cách đây hơn 60 năm đều có độ nhạy rất cao nếu so với tiêu chuẩn thời nay. Hầu hết các mẫu loa hiện đại, được audiophile yêu thích như loa tĩnh điện, loa từ phẳng hay mini monitor đều chỉ có độ nhạy khoảng 82 – 86dB / m với 1 watt điện đầu vào (mức độ hiệu quả khoảng 0.1%). Trong khi đó, hầu hết loa hi-fi của thập niên 60 có độ nhạy lên tới 92 – 96dB / m với 1 watt điện đầu vào (mức độ hiệu quả khoảng 2%). Những mẫu loa rạp hát với kích thước đồ sộ sau này được chỉnh sửa lại để phù hợp với hộ gia đình thậm chí còn cao hơn, khoảng 102dB/ m (tương đương độ hiệu quả 10%). Các mẫu loa công cộng và studio monitor cũng tương tự như vậy.

Loa ken co

Vậy điều gi đã xảy ra? Giai đoạn thập niên 50, nhiều người tin rằng những mẫu loa hay nhất là những mẫu loa có độ nhạy cao nhất. Người yêu thích âm thanh dễ dàng nhận ra rằng những mẫu loa rạp hát của Western Electric, Altec, và RCA đại diện cho những công nghệ đỉnh cao nhất lúc bấy giờ. Cho đến nay, chúng vẫn là những huyền thoại khó mà bị đánh đổ.

Niềm tin vào độ nhạy của loa chỉ bắt đầu bị lung lay khi cặp loa AR-1 của Acoustic Research, cặp loa nhỏ với thùng kín, sử dụng hệ treo âm học được thiết kế chuẩn xác đầu tiên ra đời. Mặc dù độ nhạy của nó rất thấp, đòi hỏi mức năng lượng cao gấp 10 lần các đối thủ cùng thời, nó lại cực kỳ ấn tượng khi có thể xuống sau tới 30Hz mà không bị rối loạn, không lên màu âm thanh trong khi thùng loa vẫn rất nhỏ. Phải mất một thời gian khá dài ampli mới có thể đáp ứng được yêu cầu về công suất của loa với hệ treo âm học, thế nhưng khi âm thanh stereo đã trở nên phổ biến vào cuối thập niên 50, những chiếc ampli với công suất 60 watt / kênh đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Người thiết kế loa chỉ cần hi sinh độ nhạy một chút, đổi lại loa sẽ có khả năng kiểm soát dải trầm tốt hơn, chống rung chấn hiệu quả hơn. Với mục tiêu tạo ra một cặp loa có độ chính xác cao đang rất gần trong tầm tay, nhiều nhà thiết kế sẵn sàng chấp nhận những đánh đổi này.

Loa ken chuan

Đây cũng là thời điểm cuộc chiến giữa trường phái âm thanh Bờ Đông và trường phái âm thanh Bờ Tây diễn ra. Đại diện của phía Bờ Tây và JBL, Altec và Cerwin-Vega, trong khi phía Bờ Đông có Acoustic Research, KLH và Advent. Trong suốt giai đoạn thập niên 60, trường phái Bờ Tây đã tạo nên những mẫu loa càng ngày càng nhỏ, hoàn toàn phớt lờ đi độ nhạy cũng như độ động mà một cặp loa rạp hát tốt từng sở hữu, hoàn toàn sau chép lại, thậm chí nâng tầm cho hiện tượng màu âm họng kèn cũng như âm bass dày đặc quá mức. Đại diện thành công nhất của triết lý thiết kế này là JBL L100, một cặp loa bookshelf rất đẹp với ê-căng mút xốp có màu cam sáng. Đây thực sự là một cặp loa tuyệt vời cho đến khi người nghe thực sự bắt đầu nghe thử. Rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh cặp loa này, những người ủng hộ nó tin rằng rất khó để một cặp loa nhỏ có thể tạo ra dải trầm như vậy, trong khi bên phản đối nói rằng chất âm của L100 còn lâu mới đạt đến mức chính xác và tự nhiên được.

Loa JBL Stage A190 dep

Để đáp trả lại chất âm chói gắt của ampli bán dẫn đời đầu và sự mãnh liệt, thậm chí có phần hung bạo của trường phái âm thanh Bờ Tây, phía Bờ Đông làm loa của họ càng ngày nghe càng giống như bị nghẹt tiếng. Khi đo đạc, đáp tuyến tần số của loa vẫn phẳng chứ không như loa Bờ Tây, thế nhưng chẳng mấy ai chịu chú ý đến hiện tượng méo tiếng của driver hay phải tinh chỉnh phân tần, giảm độ lên màu của thùng loa. Nếu có dịp dỡ một cặp loa Bờ Đông ra, người dùng sẽ thấy rằng loa sử dụng tụ điện hóa rất rẻ tiền nối với driver tweeter, sợi thủy tinh lỏng lẻo, thùng loa đóng trơ chứ không được khung giằng, gia cố lại chắc chắn, lại còn dùng một ê-căng vải dày cộp đặp lên khung driver. Đến đầu thập niên 70, audiophile của nước Mỹ đã bắt đầu mệt mỏi chán chường với những thiết kế cùng chất lượng tầm thường của cả loa Bờ Đông cũng như Bờ Tây. Họ bắt đầu hướng tầm mắt sang bên kia Đại Tây Dương để tìm những sản phẩm chất lượng. Và nước Anh, như thường lệ, sẵn sàng tiếp đón tất cả với vị thế của một bậc thầy giàu kinh nghiệm.

(Hết kỳ 1)

Các trường phái thiết kế loa thường gặp: Trường phái “họng kèn” (phần 2)

Các trường phái thiết kế loa thường gặp: Trường phái “họng kèn” (phần 3)
Bạn có thể tham khảo sản phẩm khác tại đây

Bí mật của thùng loa kim loại

Nguyễn Hào