Các trường phái thiết kế loa thường gặp: Trường phái “tối giản”

Trái với cái tên “tối giản”, những cặp loa đi theo trường phái này thường có chất lượng rất ấn tượng nhờ vào những linh kiện được sử dụng.

Một vài hãng loa Anh, Mỹ, Bắc Âu hay Ý đều thuộc trường phái “tối giản”. Điểm chung của trường phái này là phân tần rất đơn giản, đôi lúc chỉ có đúng một tụ điện duy nhất. Tuy nhiên, “tối giản” không phải là sơ sài hay ít đầu tư mà ngược lại, các linh kiện dùng làm driver hay phân tần đều có chất lượng rất cao, đồng thời loa sử dụng dây và vật liệu làm thùng loa cực kỳ hiếm, cực kỳ hiệu quả và cũng rất đắt tiền.

Việc đo đạc các thông số chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quá trình phát triển loại loa này. Vì triết lý thiết kế của trường phái tối giản là để nguyên cộng hưởng driver, không sửa chữa, chấp nhận đáp tuyến tần số kết quả và sai số trong phản hồi xung do cấu trúc đơn giản của phân tần, những cặp loa trong trường phái này thường phụ thuộc rất nhiều vào chất âm của các thiết bị còn lại trong chuỗi hệ thống.

Loa Acoustic Research 3a dep

Mặc dù không phải ai cũng hoàn toàn theo triết lý tối giản, quan niệm cho rằng chất lượng linh kiện ảnh hưởng rất lớn đến thiết bị đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công nghiệp âm thanh. Ngay nay, không một hãng loa hi-end nào còn dùng tụ điện hóa trong phân tần, tụ Mylar vẫn còn nhưng rất hạn chế. Đây là những thay đổi rất lớn kể từ sau thập niên 70, khi mà những cặp loa tốt nhất thời ấy cũng chỉ dùng những linh kiện rất tầm thường để làm phân tần. Cách đây hơn 40 năm, trong tâm nghiên cứu chủ yếu là vào hệ thống driver, công nghệ thiết kế và cách làm thùng loa. Ngày nay, những kỹ sư thiết kế có tâm sẽ kiểm tra toàn diện, từ phân tần, driver cho đến con ốc dùng để lắp driver hay những cọc loa đằng sau thiết bị.

Nếu muốn quay trở lại những gì cơ bản nhất, không gì có thể đơn giản bằng một hệ thống loa toàn dải, chỉ sử dụng một driver duy nhất. Hệ thống này không sử dụng phân tần, không cần quan tâm đến yếu tố tỏa âm, không có méo pha do phân tần gây ra. Vấn đề duy nhất chỉ là làm thế nào để có được một driver toàn dải có thể chơi hay tất cả các dải âm, bởi một driver chơi tốt các dải trầm không thể tái hiện hoàn hảo các dải cao được. Yêu cầu một driver vừa có giải trầm tốt, vừa có dải cao mở rộng sau này được công ty Lowther giải quyết khi họ quyết định sản xuất loạt driver toàn dải 15cm do P.G.A.H. Voight thiết kế rất lâu về trước.

loa Dynaudio Evoke 10

Nếu như nhìn thấy driver Lowther lần đầu, chắc chắn ai cũng phải bất ngờ vì ngoại hình kỳ quái của nó: những đường rãnh xoắn ăn sâu vào màng nón giấy được làm rất chắc chắn (có người nói rằng đây là giấy sáp được dùng để làm vỏ đạn giấy), nón whizzer cho các dải cao (Voight từng đăng ký bản quyền cho nón whizzer vào những năm 1930), nam châm cực kỳ lớn (sử dụng nam châm Alnico là loại tốt nhất) và khoảng hành trình màng loa cực kỳ ngắn (chưa tới 1mm). Thứ mà người dùng không thể thấy là lõi từ cực (pole piece) đã bị bão hòa từ cùng khe nam châm rất hẹp, có độ sai số cực nhỏ. Những điều này kết hợp với nhau khiến driver của Lowther có hệ số BL cực cao, giống như các driver nén dùng ở loa studio monitor có họng kèn.

Đối với driver điện động, một driver BL cao có nghĩa là có từ trường ở khe nam châm rất mạnh, và sử dụng cuộn voice coil helical dài đặt trong khe từ. Độ động kết hợp với driver có hệ số BL cao sẽ tạo thành một phối ghép loa – ampli cực kỳ chặt chẽ, đó là lý do vì sao chúng rất nhạy cảm với hệ số damping của ampli và điện kháng của dây. Loa đối lập với đặc tính này là các loa từ phẳng (magnetic planar), vốn có hệ số BL rất thấp. Vậy nên nếu cảm thấy có điểm gì khác giữa driver Lowther và loa từ phẳng, hệ số BL chính là khác biệt đầu tiên ta nghe thấy.

loa klipsch rp 205f dep

Các driver Lowther được thiết kế dựa trên driver cho họng kèn, và thực tế chúng ta không thể, mà cũng chẳng nên sử dụng chúng ở thùng loa thông thường, bởi đáp tuyến các dải cao sẽ tăng dần trong khi khoảng hành trình của voice coil rất hạn chế. Những ai quan tâm đến phương trình Thiele / Small chắc sẽ chú ý rằng khi nam châm mạnh lên mà Qt giảm đi, đáp tuyến tần số dải trầm cũng giảm theo. Thế nhưng với driver Lowther, vốn có hệ thống nam châm rất mạnh, đồng thời đáp tuyến tần số xuyên suốt phổ âm có chiều hướng đi lên, có vẻ như nằm ngoài định luật này. Cũng giống như họng kèn, độ nhạy của dải trầm rất lớn, bù lại cho đáp tuyến tăng dần trong khi giảm hành trình màng loa do còn tải không khí.

Như vậy, với một driver Lowther, thứ duy nhất cần quan tâm là lựa chọn thiết kế và làm thùng loa. Điều này có vẻ như khá phức tạo. Những người yêu thích driver Lowther đã bỏ công làm đủ loại thùng loa từ thập niên 50 cho đến nay, với hàng trăm thiết kế và biến thể ra đời. Thùng loa họng kèn là loại khó làm nhất, vì cấu trúc và hình dạng bên trong rất phức tạp, chưa kể cần phải được làm rất chính xác từ một loại vật liệu cứng chắc (gỗ MDF không đáp ứng được, nếu dùng gỗ, người ta sẽ dùng ván gỗ Bulo Baltic dày 2cm.)

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Nuda – Nối tiếp sự ấn tượng của Viva Master Horn

Nguyễn Hào