Mad Scientist là một người đàn ông gốc Anh tên là Bob Prangnell hiện đang sinh sống tại New Zealand và có đam mê trong lĩnh vực tinh chỉnh âm thanh. Ông đã tạo nên một số sản phẩm dây nối sau đó tinh chỉnh nó và bán trực tiếp ra toàn thế giới bằng đồng đô la Mỹ. Tất cả những dây nối đều mang những cái tên rất lạ, nhưng đó hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tất cả chúng đều liên quan đến những bài hát của Patricia Barber. Cái tên YANAM được ghép từ những chữ cái đầu trong bài hát “You And The Night And The Music” trong khi chiếc dây nối tín hiệu hàng đầu TORFORB là viết tắt của “Too Rich For My Blood”. Công bằng mà nói, nó là một hệ thống tốt và đáng nhớ hơn bất kì hệ thống nào khác.
Dây tín hiệu Mad Scientist Yanam với vật liệu carbon
Dây tín hiệu Mad Scientist Yanam được sử dụng sợi carbon thay vì sợi đồng hoặc bạc như thông thường. Đây là điều mà hãngVan den Hul đã bắt đầu thực hiện từ những năm 1990 và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và Bob là người duy nhất tham gia vào cuộc cách mạng này. Một trong những khác biệt lớn nhất của sợi carbon so với đồng hoặc bạc là nó có điện trở khá cao. Tuy nhiên, Bob cho rằng ông hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách lựa chọn cẩn thận những sợi carbon, kết hợp với lá kim loại cho dây tín hiệu và đường phản hồi.
Rõ ràng điện trở tương đối cao của các sợi carbon khiến chúng không thích hợp với đường phản hồi nhưng lại tốt cho các dây tín hiệu. Tôi phải lưu ý rằng dây nối tín hiệu Mad Scientist là khá ngắn, sợi dài nhất cũng chỉ khoảng 1,5m bởi vì theo Bob sẽ vô cùng khó khăn để làm chúng được dài hơn bởi chúng hoàn toàn được gia công bằng tay thay vì sử dụng máy móc.
Trên website của Mad Scientist, lý do cho việc lựa chọn sợi carbon không phải là hoàn toàn khi Bob cảm nhận nó liên quan đến “hiệu ứng xúc giác”. Đầu tiên được khám phá ra với dây nối sóng micro, hiệu ứng xúc giác có nghĩa là những tần số cao hơn di chuyển gần nhất với bên ngoài của những dây dẫn kim loại. Bob nói rằng những sợi carbon đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu ứng xúc giác khi những tần số cao di chuyển qua toàn bộ dây dẫn. Điều này mâu thuẫn với thực tế là những thử nghiệm đầu tiên của dây nối tín hiệu sợi carbon đẩy những âm treble, nhưng bằng chứng là sự lắng nghe và những khía cạnh mà sản phẩm mang đến một cách dễ dàng, nó có nhiều băng thông rộng giống như dây dẫn kim loại.
Tất cả các dây nối tín hiệu Mad Scientist đều được bọc một lớp cotton bên ngoài, một chất liệu không hề phổ biến tại Anh, nhưng lại khá thịnh hành tại Nhật Bản. Ở đây cotton được sử dụng bởi lý do nó mang đến âm thanh tốt hơn, điều này đã được rất nhiều chuyên gia âm thanh kiểm chứng. Cotton khiến cho vẻ bề ngoài của nó giống như là đồ handmade, thêm vào đó, những miếng gỗ với mũi tên chỉ hướng càng làm điều đó trở nên rõ ràng hơn
Cấu trúc bên trong dây tín hiệu Mad Scientist Yanam
YANAM là mẫu sản phẩm thứ hai nằm trong dòng Mad Scientist. Dây nối được thừa hưởng cấu trúc tô pô từ sản phẩm hàng đầu trong cùng dòng nhưng sử dụng sợi carbon và sợi đồng (rẻ hơn nhiều so với lá bạc) cho dây dẫn nối đất. Bởi vì bạn không thể hàn sợi carbon nên YANAM đã uốn jack cắm RCA từ SonarQuest với chất rô đi mạ kim loại và chèn sợi carbon. Trông chúng có vẻ khá mập mạp nhưng chính điều đó lại làm tăng thêm giá trị lĩnh hội. Giá cho mỗi cặp dây nối 0,7m là $499 và bạn có thể đổi trả trong vòng 30 ngày.
Trải nghiệm dây tín hiệu Mad Scientist Yanam
Đây có lẽ là một trong những dây nối tốt nhất mà tôi đã đưa vào hệ thống và đánh giá. Hệ thống đầu tiên nó được thử nghiệm với những thiết bị đặc biệt nhất mà tôi đã tập hợp trong thời gian gần đây bao gồm Leema Libra DAC, Rega Elex-R DAC và loa Rega RX3. Đây là một hệ thống “không gian nhạc sĩ” rất tuyệt vời bởi thật khó có thể chỉ ngồi im và thưởng thức mà bạn phải tham gia, phải hòa cùng, điều đó rất thú vị. Đặt YANAM vào giữa nguồn và ampli sau đó thư giãn và thưởng thức nhịp điệu và đẩy sự phong phú của âm thanh lên. Màn thể hiện của nó ít bộ gõ hơn nhưng có dòng chảy tốt hơn và dường như ít máy móc hơn, đó là một dấu hiệu tốt. Một dây nối hay bất cứ thành phần nào khác tốt nhất là không nên áp đặt bản thân nó vào các tín hiệu theo bất kì cách nào và dây nối này đã tránh được điều đó một cách xuất sắc hơn bình thường.
Trở lại với hệ thống của tôi, nơi mà mọi thứ được thể hiện nhiều hơn, tự nhiên hơn, và ở đây YANAM đã làm được những điều tương tự, nó mang đến những nhịp độ chậm rãi trong ca khúc “It Ain’t Necessarily So” của Herbie Hancock và mang đến những dải tần cao vô cùng sạch sẽ với những hình ảnh ba chiều sắc nét. Nhịp điệu được dẫn truyền hết sức chính xác và không hề bị chói.
Dường như, vị “scientist” đặc biệt này đã thực sự tạo nên một cú hích với chiếc dây nối tín hiệu của mình. Nó là sự lựa chọn thay thế hết sức nghiêm túc đối với kim loại khi nói đến sự dẫn truyền tín hiệu âm thanh. Bob Prangnell đã thành công trong khi rất nhiều người khác thất bại. Ông đã gặt lấy thành quả lao động của mình với một mức giá xứng đáng. Nếu như bạn muốn thưởng thức âm nhạc chứ không phải là một sợi dây cứng nhắc, vậy thì hãy đến với Mad Scientist YANAM!
Thông số kĩ thuật dây tín hiệu Mad Scientist Yanam
Loại: Dây nối tín hiệu Analogue với jack cắm đầu cuối RCA
Độ dài: 0.7m pair
Chất dẫn: sợi carbon
Điện môi: chưa xác định
Vỏ bọc: lá đồng, dây đồng và bạc
Điện dung: chưa xác định
Điện trở: 40 Ohm/m
Độ tụ cảm: chưa xác định
Giá: $499
Nhà sản xuất: Mad Scientist Audio Ltd
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Lựa chọn dây loa trong tầm giá dưới 5 triệu |TapChiHiFi TV 03
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Lựa chọn dây loa trong tầm giá dưới 5 triệu
Phan Anh Tạp Chí HiFi