JBL những năm 70 (phần 4)

Trong giai đoạn thập niên 70, một trong những mục tiêu mà JBL đề ra là trở thành một thương hiệu nổi tiếng của thị trường thiết bị âm thanh dân dụng. Để đạt được điều đó, họ đã làm như thế nào?

Không lâu sau khi sát nhập JBL, Jervis Corporation đổi tên thành Harman International. Lúc này tiến sĩ Harman mời Arnold Wolf, tư vấn thiết kế lâu năm của JBL về làm lãnh đạo công ty. Cùng với Wolf, một đội ngũ quản lý mới cũng được dựng lên, gồm Irving Stern (Phó chủ tịch, bộ phận Marketing), Sterling Sander (Phó chủ tịch, bộ phận Tổ chức hoạt động) và Albert Schwartz (Phó chủ tịch, bộ phận Sản xuất).

JBL dưới thời William H. Thomas vẫn là một thương hiệu nhỏ, chủ yếu tập trung vào mảng âm thanh high-end. Trong khí đó, tiến sĩ Harman lại muốn đây là thương hiệu dành cho mọi phân khúc giá. Sản phẩm đầu tiên mở đường cho JBL đến với thị trường đại chúng là cặp loa L100.

jbl l100

Về mặt kỹ thuật, L100 không phải là cặp loa mang tính đột phá. Đây thực chất chỉ là phiên bản dân dụng của cặp loa monitor 4310 vốn rất thành công. Mấu chốt của sự thành công ấy nằm ở chiến lược marketing và lựa chọn đúng thời điểm. Larry Phillips, người đứng đầu bộ phận marketing nội địa của JBL đã vẽ nên một kết hoạch quảng bá rất sáng suốt, đến mức ngày nay nó vẫn là cốt lõi cho mọi hoạt động marketing của JBL về sau này. Kế hoạch của Philips là nâng tầm cho thành công của lĩnh vực âm thanh chuyên nghiệp để từ đó kích cầu cho mảng âm thanh gia đình, bởi lẽ nếu như đưa ra lời khuyên cho việc chọn loa, làm gì còn lời khuyên nào bằng lời khuyên của chuyên gia. Cho đến năm 1970, JBL đã có cặp loa 4310 thành công đến mức trở thành tiêu chuẩn cho cả ngành công nghiệp studio. Giờ đây, kế hoạch của Phillips là biến L100 trở thành mà đến cả giới âm thanh chuyên nghiệp cũng khuyến khích sử dụng.

Về mặt xuất hiện đúng thời điểm, giai đoạn L100 thành công là giai đoạn có sự chuyển dịch trong biểu đồ tuổi dân số của thị trường hi-fi. Ban đầu, hi-fi là thú chơi của những người lớn tuổi vì nó khá đắt đỏ, chỉ những ai có sự nghiệp vững chắc với thu nhập ổn định mới dám đầu tư vào. Tuy nhiên xu thế này đã thay đổi rất mạnh vào nhữn năm 70. Thời điểm nàu, nhạc pop trở nên rất phổ biến đối với giới trẻ. Nền kinh tế của Mỹ lúc đó cũng bước vào giai đoạn bùng nổ, khiến những người trẻ cũng dư giả hơn cha mẹ của mình trước đây. Và như để chiều lòng người, L100 dường như là để dành cho họ. Chất âm của cặp loa này khá mạnh mẽ, sống động, phù hợp với các dòng nhạc rock đương thời. Còn về ngoại hình, kích thước nhỏ gọn khiến L100 nổi trội hơn hẳn các đối thủ cùng thời, vốn vẫn trung thành với quan điểm thiết kế loa là một phần của nội thất gia đình. Arnold Wolf đã thiết kế cho L100 tấm ê-căng đặc biệt, với mút xốp vuông phủ kín bề mặt, ấn tượng đến mức cặp loa này về sau trở thành một biểu tượng.

loa jbl l100

L100 giai đoạn 1970 là cặp loa được market thành công nhất thời điểm đó, đồng thời cũng là cặp loa bán chạy nhất trên thị trường. Các cửa hàng vì cặp loa này mà sẵn sàng nhận làm đại lý, giới thiệu tất cả các sản phẩm của JBL. Nhờ vậy, hình ảnh của JBL trên thị trường cũng được nâng cao thấy rõ. Chính thành công của L100 đã đặt nền tảng cho dòng sản phẩm dành cho đại chúng đầu tiên: Dòng loa Decade.

Cho dù L100 thành công xuất sắc, đây vấn chưa phải là một dòng loa mang tính đại chúng vì mức giá không hề rẻ. Mặc dù có thấp hơn so với những mẫu loa hi-end truyền thống của JBL, L100 vẫn nằm ngoài tầm với của rất nhiều người. Chính vì thế, JBL mới quyết định khởi động dự án loa Decade. Nhìn chung, việc thiết kế một dòng loa phân khúc bình dân tương đối thách thức vì dòng loa ấy sẽ phải chịu khá nhiều hạn chế do giá thành thấp hơn. Trong trường hợp của JBL, họ có tiếng là duy trì được chất lượng và hiệu năng trình diễn trong khi giá thành của những sản phẩm mới thường thấp hơn sản phẩm cũ. Ed May là người được tin tưởng giao cho nhiệm vụ phát triển dòng sản phẩm này. Sau một thời gian, ông đã quyết định dòng Decade sẽ có 3 mẫu loa: L16 là mẫu loa hai đường tiếng sử dụng một driver woofer 20cm, L26 cũng là loa hai đường tiếng nhưng được trang bị driver woofer 25cm, trong khi L36 là mẫu loa ba đường tiếng được nâng cấp từ L26, sử dụng thêm một driver midrange LE-5.

jbl l100 century speakers

Đây cũng là lần đầu tiên JBL sử dụng driver midrange và tweeter với hệ thống nam châm ferrite để tiết kiệm chi phí. Dù cho giá thành có hạ, những driver này vẫn đảm bảo rằng chất chất lượng không bị ảnh hưởng. Cụ thể, nam châm ferrite LE5-6 sử dụng ở loa L36 sau này được chỉnh sửa lại để sử dụng cho cặp loa L65 vốn có giá thành cao hơn rất nhiều. Thực ra, ferrite LE5-6 được dùng cho cặp loa L65 không phải vì nó tiết kiệm chi phí, mà vì nó hoạt động tốt hơn các nam châm Alnico. Với hướng đi này, dòng loa Decade đã đạt được mục đích của mình, đó là giúp JBL có mặt ở mọi phân khúc giá khác nhau. Như vậy, đến giữa thập niên 70, JBL trở thành cái tên của mọi nhà theo đúng nghĩa đen.

Các bạn có thể xem thêm phần khác tại đây 

JBL những năm 70 (phần 1)

JBL những năm 70 (phần 2)

JBL những năm 70 (phần 3)
Bạn có thể tham khảo sản phẩm khác tại đây

Lịch sử hình thành thương hiệu Audio Research

Nguyễn Hào