Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 5)

Điều bất ngờ nhất là công nghệ tái hiện âm thanh bằng nam châm điện động không phải do Peter Jensen phát minh ra đã có từ trước đó khá lâu. Thế nhưng nó chưa từng được áp dụng vào ứng dụng trong đời thực.

Ngay trong những tháng đầu tiên kể từ khi mở cửa phòng thí nghiệm, Peter Jensen và Edwin Pridham đã dựng được một máy truyền phát hồ quang điện Poulsen và thiết lập một trạm phát sóng radio hoàn chỉnh ở Napa. Rất nhiều thí nghiệm với những công cụ do Valdemar Poulsen gửi từ Đan Mạch được thực hiện. Họ bị thu hút bởi một máy ghi âm dựa trên điện kế do Poulsen phát minh, có khả năng ghi lại vài trăm ký tự mỗi phút trong quá trình phát tín hiệu Morse ở các bức điện tín. Hệ thống này sử dụng một sợi dây đồng nhỏ nối giữa các cực từ. Sợi dây này sẽ chệch hướng, để lại dấu vết trên giấy ảnh khi có dòng điện được truyền qua.

Ernst von Siemens

Hai nhà khoa học nhận thấy rằng tốc độ của thiết bị này giống với tốc độ nói thông thường. Thay thế sợi dây mỏng ở điện kế với một sợi dây dày hơn, và nối từ tâm của sợi dây này đến tâm của một tấm màng mỏng, họ phát hiện ra rằng mình đã có trong tay một bộ thu giọng nói. Khi nối nó với một micro carbon, các nhà khoa học thấy rằng họ có thể chuyển lời nói đi. Bộ thu này có chất lượng cực kỳ tốt, âm thanh nghe khá rõ ràng. Họ gọi phát minh này là phương pháp tái tạo âm thanh bằng hiệu ứng điện từ. Peter Jensen và Edwin Pridham đã sai sót khi cho rằng mình đã tạo ra một phát mình mới, vì thế họ nộp đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền ở Mỹ sau khi đã tìm hiểu xem liệu có bằng sáng chế tương tự nào trong lĩnh vực này xuất hiện chưa.

Như một lẽ đương nhiên, bằng sáng chế độc quyền của họ năm 1911 bị mất hiệu lực vì phương pháp tương tự đã được khám phá và đăng ký độc quyền từ nhiều năm trước. Ernst von Siemens, người được mệnh danh là Edison của nước Đức, đã đăng ký sáng chế độc quyền vào ngày 20.01/1874 cho “thiết bị điện từ”, có khả năng “tạo ra chuyển động cơ học trên một cuộn dây điện từ dòng điện truyền qua nó”. Phát hiện này được trao đăng ký sáng chế độc quyền tại Mỹ, số 149,797 vào cuối năm đó. Năm 1877, thiết kế này được mở rộng bằng cách thêm một tấm màng làm từ giấy da. Oliver Lodge, một nhà phát minh ở Anh được cấp bằng sáng chế số 9712 khi thêm vào một số cải tiến. Năm 1908, Anton Pollak nhận bằng sáng chế của Mỹ số 939,625 với việc “cải tiến loa cuộn dây động với cuộn voice coil lắp màng nhện. Ngoài ra còn có một số bằng sáng chế khác thuộc những lĩnh vực tương tự. Tuy nhiên, không một nhà phát minh nào có ý định đưa phát minh của mình trở thành một món đồ có thể sử dụng ở ngoài đời thực.

Trong những năm tiếp theo, Jensen và Pridham tiếp tục cải tiến phát minh của mình. Thế nhưng, bất chấp việc chất âm trở nên vượt trội hẳn, họ không thể nào hạ giá thành và khối lượng xuống để cạnh tranh với bộ thu năng 700g xuất hiện ở điện thoai. Cuối năm 2014, hai người đến New York và giới thiệu thành tựu của mình cho AT&T, một công ty thuộc hệ thống của Bell. Bộ thu của Jensen và Pridham được nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong vòng 6 tuần, để rồi sau đó chỉ có một lời hồi đáp duy nhất: “Xin lỗi, chúng tôi không hứng thú với sản phẩm này.” Ngoài ra không có thêm một lời giải thích nào được đưa ra.

Lee De Forest

Trong quãng thời gian ở New York, hai người đã đến gặp Tiến sĩ Lee De Forest, một đồng nghiệp cũ từng làm việc cùng ở Công ty Vô tuyến Poulsen tại California. Ở thời điểm ấy, De Forest đã phát minh ra chiếc đèn chân không đầu tiên, một bóng đèn ba cực có tên là Audio. Ông đã bán bản quyền phát minh này cho AT&T với giá 140 nghìn đô la và về sau cũng là một trong những người đưa âm thanh lên phim ảnh. Thế nhưng, Lee De Forest cũng là một nhân vật khá sừng sỏ, biết cách lách luật và hiểu làm thế nào để có thể thắng được các cuộc chiến giành bản quyền. Ngay như trong một bản quyền của mình, những gì Lee De Forest đóng góp thực sự chỉ chiếm một phần nhỏ. Bán bản quyền nhưng không tuân thủ nghiêm ngặt việc chuyển giao, bắt đầu các công ty, thâu tóm lại bản quyền của các nhà phát mình khác bằng tiền cũng là việc mà ông làm. Tuy nhiên, đối với Jensen và Pridham, việc được tiếp cận bóng đèn Audio đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển loa về sau.

Khi trở về California, hai nhà khoa học đã gần như bỏ cuộc. Trên chuyến tàu khứ hồi, họ đã phải nghiêm túc bàn bạc về việc chấm dứt quan hệ với nhau. Triển vọng kinh doanh gần như không còn nữa, các nhà tài trợ cũng bắt đầu rút lui sau khi đầu tư hơn 30 nghìn đô la cho phòng nghiên cứu ở Napa. Tuy nhiên, Richard O’Connor lại chứng tỏ mình là nhà bảo trợ toàn năng. Mặc kệ việc những người hỗ trợ tài chính đã bỏ cuộc, ông vẫn khuyên hai người tiếp tục làm việc, tất nhiên với quy mô ngân sách nhỏ giọt hơn.

(Hết phần 5)

Bạn có thể xem thêm phần khác tại đây 

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 1)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 2)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 3)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 4)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 6)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 7)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 8)

Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 9)
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Những cặp loa có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử 2

Nguyễn Hào