Nhiệm vụ chế tạo ra loa đã hoàn thành. Giờ đây, các nhà phát minh chỉ còn một công việc duy nhất, đó là đem phát minh của mình phổ biến tới toàn nhân loại.
Các phát minh dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có một điểm rất giống nhau, đó là trước khi được cả thế giới công nhận và áp dụng, chúng đều không có giá trị. Đối với loa của Peter Jensen và Edwin Pridham, cái ngày đó vẫn còn khá xa xôi. Thậm chí họ vẫn chưa hiểu nhiều về tiềm năng mà thiết bị này mang lại. Phải đến hơn 4 năm sau, tất cả những điều này mới trở nên rõ ràng hơn đối với họ.
Cũng trong cuối ngày khi mà thử nghiệm thành công, họ đã gọi điện cho Richard O’Connor ở San Francisco để báo cho ông biết về thành tựu mà họ đạt được. Khi Richard O’Connor kể lại cho bạn mình về việc các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một thiết bị có thể nghe tiếng từ cách xa 1km, rất nhiều người đã không tin đây là sự thật.
Bỗng nhiên, tình thế của Jensen và Pridham thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ dự án và công ty sắp sửa bị phá sản, giờ đây chẳng thiếu những nhà đầu tư sẵn sàng tài trợ cho các nghiên cứu của họ trong tương lại. Lúc này, một thách thức mới lại được đặt ra, đó là tìm cho được một cái tên cho phát minh này. Những cái tên như “tele megaphone” (loa phóng thanh từ xa), “Stentor” (tiếng Hy Lạp, nghĩa là giọng nói lớn), “Magnavox” (cũng cùng ý nghĩa như tiếng Hy Lạp) và rất nhiều cụm từ khác đều đã được đưa ra thảo luận, thế nhưng cuối cùng họ quyết định gọi thiết bị này là “loudspeaker”, dù rằng chính bản thân Jensen cũng chẳng thích thú lắm với cái tên này.
Có một điều rất thú vị, đó là ý tưởng về các phát minh hầu hết đều được dự đoán và đưa ra thảo luận trên báo chí, thế nhưng trường hợp của loa thì lại ngược lại. Không ai đoán trước được sự ra đời của thiết bị này, cũng như chẳng ai đủ khả năng để hiểu rõ được tiềm năng mà nó mang lại trong tương lai. Thậm chí, đến khi chiếc loa điện động đầu tiên được công bố, vẫn có rất nhiều người chưa thể tin được vào sự thật này.
Suốt quãng thời gian còn lại của năm 1915, Jensen và Pridham gần như tập trung toàn lực vào việc hoàn thiện và tinh chỉnh cho phát minh của minh. Thiết kế này sử dụng họng kèn cổ ngỗng Edison kết nối vào màng rung và điện kế, kết hợp cùng với micro điện động. Có thể thấy đây chính là thiết kế cơ bản nhất của một chiếc loa sơ cấp, sẽ còn được áp dụng trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, họ cũng kết nối một ống trụ phonograph của Edison với loa để tạo thành một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh. Khi đêm đến, họ thường chơi nhạc từ bộ loa đặt trên nóc nhà để người dân của cả thành phố Napa đều có thể nghe thấy.
Trong suốt mùa hè năm 1915, những cải tiến mà họ áp dụng đã phát triển tới mức giờ đây, khoảng cách nghe được từ loa có thể cách xa tới 12km. Có một lần, Jensen và Pridham cùng thực hiện một thử nghiệm. Trong khi Pridham tiến hành ở phòng thí nghiệm, Jensen có nhiệm vụ đứng trên đồi Cup and Source – một nơi khá xa phòng thí nghiệm của họ, và đốt lửa trại khi nghe thấy tiếng loa. Khi không thể nghĩ ra được thứ gì để nói, Pridham dùng lại một lời nhắn mà họ thường sử dụng để kiểm tra hệ thống vô tuyến Poulsen cách đấy 5 năm. Ông bắt đầu nói và cứ thế lặp lại. “Xin chào Sacramento, Xin chào Sacramento, có nghe thấy tôi không? Giọng của tôi thế nào? Anh có nghe thấy to và rõ ràng không? Nêu anh nghe thấy tiếng tôi thì đốt lửa lên đi.” Jensen nghe thấy và ngay lập tức làm theo yêu cầu. Thế nhưng, họ quên mất rằng không phải chỉ riêng họ mà tất cả mọi người ở Napa cũng đều có thể nghe thấy lời nhắn này. Và từ đó về sau, mọi người cứ thế đồn đại rằng Jensen và Pridham có thể gửi lời nhắn trực tiếp đến Sacramento mà không cần sử dụng bất cứ hệ thống truyền phát nào. Cần nhớ rằng Sacramento không hề gần Napa chút nào. Thành phố đó ở cách xa nơi họ sống tới hơn 100km.
Cũng ở trong khoàn thời gian này, họ quyết định đăng ký thêm các đăng ký bản quyền phát minh mới. Chẳng hạn, hai nhà phát minh kết hợp hệ thống thu tín hiệu không dây trong hộp, với một mâm đĩa than và loa để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, sau đó đăng ký bản quyền cho hệ thống này. Nhiều năm về sau, chúng trở thành một thiết lập radio rất cơ bản, với mâm đĩa than tích hợp. Nếu phân tích ra, có thể thấy các hệ thống âm thanh ngày nay cũng không khác nhiều so với 100 năm trước đây, đủ để thấy tầm nhìn của Jensen và Pridham đã đi trước thời đại như thế nào.
Hết phần 7
Bạn có thể tham khảo sản phẩm khác tại đây
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 1)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 2)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 3)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 4)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 5)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 6)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 8)
Lịch sử về sự ra đời của loa (Phần 9)
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Master Horn – Kiệt tác từ Viva Audio
Nguyễn Hào