Loa subwoofer Paradigm Monitor SUB 8

Dù đã xuất hiện trên thị trường được một thời gian khá lâu, loa Paradigm Monitor SUB 8 vẫn là một lựa chọn ấn tượng không chỉ về giá thành mà còn ở cả chất lượng âm thanh

Nếu như quan tâm đến các thiết bị âm thanh trong phân khúc tầm trung – cao cấp, chắc chắn ngườ nghe sẽ biết đến Paradigm, một hãng âm thanh có trụ sợ ở Ontario, Canada – vốn được đánh giá là một trong những hãng loa lớn nhất thế giới. Với sự xuất hiện của dòng Series 7 Monitor, một dòng sản phẩm khá lớn gồm loa bookshelf, loa sàn đứng, loa center và các model surround, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Paradigm bổ sung thêm các loa subwoofer. Họ đã làm điều đó chỉ trong một thời gian ngắn sau đó với 3 mẫu loa Series 7 Monitor SUB 8, SUB 10, và SUB 12. Các con số trong tên sản phẩm thể hiện đường kính của driver với đơn vị là inch. Như vậy, mẫu loa Paradigm Monitor SUB 8 có thể được coi là chiếc subwoofer nhỏ nhất trong dòng Series 7 Monitor.

Paradigm Monitor SUB8 dep

Thiết kế loa Paradigm Monitor SUB 8

Với một driver màng nón polypropylene duy nhất mang đường kính 20.32cm, không có gì ngạc nhiên khi kích thước của chiếc loa subwoofer này tương đối nhỏ, chỉ ở mức 27.1cm × 26.2cm × 28.3cm, nặng 9.1kg. Một trong những điểm bất thường đối với một chiếc loa subwoofer trong tầm giá 550 đô la là thiết kế hệ treo âm học. Hay nói cách khác, đây là một mẫu loa thùng kín, vì thế cổng bass phản xạ dùng để mở rộng các dải trầm không hề xuất hiện ở đây.

Thiết kế bass phản xạ có thể giúp tăng âm lượng đầu ra, tức làm cho tiếng của loa trở nên to hơn. Do đó, nếu như loa sử dụng thùng kín, nó sẽ cần phải có mạch công suất mạnh hơn cùng một driver chắc chắn, bền bỉ để có thể tạo ra mức âm lượng lớn ngang bằng với loa thùng bass phản xạ cùng kích thước. Monitor SUB 8 tận dụng cả hai yếu tố này. Chiếc loa được trang bị mạch khuếch đại Class D rất mạnh, với công suất liên tục 300 watt và công suất đỉnh lên đến 900 watt. Màng loa nón được làm từ vật liệu polypropylene không chỉ đảm bảo yếu tố cực kỳ chắc chắn mà còn khá nhẹ nhàng, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu dành cho một driver chất lượng cao. Phần viền bọc Non Limiting Corrugated (NLC) Santoprene ở bên ngoài khá chắc chắn do bên trong có bọc thêm bộ khung khá nhỏ, cho phép khoảng hành trình của driver lên đến gần 4cm. Nhìn chung, công suất lớn kết hợp với khoảng hành trình dài của màng driver đều là những yếu tố làm nên mức âm lượng lớn ở bất cứ mẫu loa nào.

Paradigm Monitor SUB8 trong

Phía sau loa, ta có thể tìm thấy kết nối RCA low level dành cho tín hiệu toàn dải và cổng subwoofer/LFE input được tích hợp cùng. Có 3 núm xoay nhỏ ở cạnh cổng đầu vào, một là núm xoay chỉnh độ lợi. Phía dưới nó là núm xoay chỉnh tần số cắt. Cuối cùng là núm xoay chỉnh pha. So với các mẫu loa khác cùng tầm giá, việc không được trang bị cọc loa đầu vào high level có vẻ hơi thiệt thòi cho loa Paradigm Monitor SUB 8, nhưng điều này thực chất không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng. Cuối cùng, ở phía sau loa có một cổng mini USB, dùng để kết nối với bộ cân chỉnh Perfect Bass Kit để loa phù hợp hơn với phòng nghe.

Là một mẫu loa subwoofer vượt ra khỏi phân khúc phổ thông và bắt đầu bước vào phạm vi tầm trung, loa Paradigm Monitor SUB 8 được trang bị DSP để xử lý tín hiệu, từ đỏ đảm bảo đáp tuyến tần số phẳng cũng như độ méo tiếng thấp. Theo Paradigm, quá trình xử lý được thực hiện chủ yếu xoay quanh giám sát dòng và điện áp đầu vào, từ đó tinh chỉnh tín hiệu đầu ra để khớp hoàn chỉnh tín hiệu đầu vào. Nhờ vào điều này, đáp tuyến tần số của loa sẽ phẳng hơn so với việc chỉ để ampli giám sát phần tín hiệu đầu ra. Đường cong đáp tuyến của loa do đó khi vẽ ra sẽ trông giống như bình nguyên hơn là nhấp nhô kiểu núi – một dấu hiệu thường gặp ở những loa subwoofer thiếu mất DSP xử lý tín hiệu.

Paradigm Monitor SUB8 sau

Trải nghiệm

Không khó để người nghe ngay lập tức nhận ra rằng loa Paradigm Monitor SUB 8 là một mẫu loa khác hoàn toàn so với hầu hết những loa siêu trầm khác trên thị trường. Dù rằng nó sở hữu một chất âm giàu nhạc tính, với độ chính xác cao, đặc biệt là sau khi tinh chỉnh bằng bộ Perfect Bass Kit, ta vẫn không thể phủ nhận rằng đối với chiếc loa này, việc tái tạo lại các dải trầm sâu nhất đối với mẫu loa này dường như vẫn là điều bất khả thi.

Trên thực tế, đối với Paradigm Monitor SUB 8, việc thể hiện các tiểu tiết nhỏ thường dễ bị bỏ lỡ là điều không hề khó khăn. Tiếng trống bass trong các album của Pink Floyd đem đến cảm giác rất thật, rất sống động. Ngay cả bản Aja do Steely Dan thể hiện cũng dễ dàng gây ấn tượng tốt nhờ vào sự chính xác, hài hoà, đầy màu sắc không hề bất cứ lỗi vặt nào.

Thế nhưng, khi thử nghiệm các dải bass sâu nhất bằng những bài thử nghiệm khó khăn nhất: Symphony No. 3 của Camille Saint-Saëns và phần mở đầu của Star Wars, Episode II: Attack of the Clones, Paradigm Monitor SUB 8 đem đến cảm giác như nó không hề hoạt động chút nào. Nói đúng hơn, chiếc loa nhỏ này khá sáng suốt khi không cố gắng tái tạo lại các nốt trầm nhất, bởi những trường đoạn nhạc trên có thể khiến cho bất cứ mẫu loa nào cũng phải gặp khó khăn khi cố gắng tại hiện lại trọn vẹn.

Trên lý thuyết, loa Paradigm Monitor SUB 8 có thể đem lại đáp tuyến mở rộng đến 19Hz, thế nhưng con số này chỉ đo được khi để ở mức âm lượng rất thấp. Âm lượng lớn nhất của nó ở dải 20Hz thấp hơn so với những loa subwoofer mạnh nhất một khoảng khá xa, có thể lên đến hơn -19dB.

Kết luận

Đối với những người lựa chọn loa subwoofer để nghe nhạc, đòi hỏi âm bass mạnh, có thể xuống khá sâu nhưng không cần sâu hết mức, loa Paradigm Monitor SUB 8 chắc chắn sẽ là một lựa chọn khá sáng giá. Thế nhưng, nếu như yêu cầu của họ là các dải trầm cực sâu mà vẫn nghe rõ ràng, tốt nhất họ nên tìm một mẫu loa khác nằm ngoài dòng Series 7 Monitor. Nhìn chung, khi so sánh về chất âm, sẽ không sai khi nói rằng loa Paradigm Monitor SUB 8 sở hữu âm thanh của một loa woofer tốt, nhưng không đủ để trở thành loa subwoofer thực thụ.

Nguyễn Hào

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Tìm hiểu về đường cong RIAA