Nguồn điện có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng âm thanh. Tín hiệu âm nhạc thực chất cũng là dòng điện, chúng được khuếch đại bởi ampli và để làm được điều đó, ampli cần lấy điện nguồn từ mạng điện lưới gia dụng. Chưa kể, tất cả các thiết bị đều sử dụng cùng một mạng lưới điện, do đó tác động của dòng điện đến chất lượng âm thanh càng trở nên to lớn hơn. Bởi vậy, đảm bảo được một nguồn điện sạch, với lượng nhiễu ồn giảm xuống mức tối thiểu là điều rất quan trọng. Vì lý do này, bất cứ thiết bị nào được sử dụng để đem đến dòng điện với chất lượng tốt cũng đều là sự nâng cấp đáng kể đối với hệ thống âm thanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một sản phẩm không quá đắt đỏ nhưng vẫn có khả năng cải thiện đáng kể chất lượng âm thanh thông qua việc làm sạch dòng điện, đó chính là bộ lọc nguồn AudioQuest Niagara 1200.
AudioQuest là một thương hiệu chuyên về phụ kiện cho thiết bị âm thanh, chủ yếu là dây dẫn rất nổi tiếng. Sau gần 40 năm trên thị trường, họ có một danh sách sản phẩm rất dài, thuộc đủ mọi phân khúc và phục vụ được hầu hết các lĩnh vực âm thanh. Tuy nhiên, không như dây interconnect hay dây loa, các sản phẩm liên quan đến nguồn điện của AudioQuest đều rất mới, bởi bản thân hãng cũng chỉ bước vào lĩnh vực này khoảng 10 năm trở lại đây. Tất nhiên, họ chỉ là như vậy một khi đã có trong tay một thứ gì đó đáng để giới thiệu tới khách hàng. Những sản phẩm đầu tiên rất truyền thống, đó là các mẫu dây nguồn. Thế rồi sự thay đổi bắt đầu xuất hiện vào năm 2012, khi mà Garth Powell chính thức trở thành người đứng đầu bộ phận thiết bị nguồn điện của hãng. Sản phẩm đánh dấu cho sự mở đầu của Garth Powell chính là dòng thiết bị lọc nguồn Niagara.
Xuất hiện vào năm 2016, dòng Niagara là một trong những thành công lớn nhất của AudioQuest. Cả 3 sản phẩm Niagara 1000, 5000 và 7000 đều được đánh giá rất cao vì hiệu quả mà chúng mang lại. Có lẽ những thành công ấy đã giúp AudioQuest có đủ tự tin để tiếp tục ra mắt Niagara 1200 vào đầu năm 2019 để thay thế cho Niagara. Liệu sản phẩm này có gì nổi bật, khác biệt hơn so với những sản phẩm cùng dòng và liệu đầu tư vào một thiết bị như vậy có đáng không?
Niagara 1200 sở hữu thiết kế rất khác với Niagara 1000. Đây giống như một chiếc hộp cỡ nhỏ, chiều rộng hơn 48cm nhưng chiều dài chỉ gần 18cm, cao 7.62cm. Phần thân thiết bị có viền hình chữ C, tổng thể mang tông màu xám kim loại. Ở đằng sau cỗ máy là 7 ổ cắm, trong đó có hai ổ “high current” – tức là ổ để chuyển dòng lớn, dùng cho ampli, subwoofer và loa tích hợp, ngoài ra còn có jack IEC để cắm dây vào điện nguồn. Cũng giống như các sản phẩm trong dòng Niagara, dây nguồn không đi kèm với máy. Công tắc nguồn được bố trí ở bên hông máy. Đối với một thiết bị mang kích thước như thế này, có thể thấy cỗ máy có khối lượng khá nặng, lên đến 6.8kg. Điều đó cho thấy lượng linh kiện bên trong không phải là ít.
Nếu như Niagara 1000 trông rất giống một bộ ổ cắm quá khổ với các ổ điện hướng lên trên, Niagara 1200 lại mang thiết kế tốt, nhỏ gọn hơn và có thể đặt vừa lên tủ, kệ thiết bị. Tùy theo nhu cầu của người dùng, việc đặt thiết bị đứng hay nằm đều khả thi và rất dễ dàng, vì thế tiện lợi hơn hẳn so với Niagara 1000. Và điều tuyệt vời nhất là giá của thiết bị khi Niagara 1200 vẫn có giá ngang bằng với người đàn anh của mình.
Thiết kế ổ cắm IEC là dạng ổ cắm 3 chân, do đó trong trường hợp muốn dùng đồng bộ sản phẩm AudioQuest, NRG-Y3 hoặc NRG-Z3 sẽ là lựa chọn tốt nhất, phù hợp với tầm giá, đồng thời chất lượng cũng được đảm bảo. Tất nhiên, các dây nguồn không cùng hãng vẫn có thể sử dụng được, nhưng thông thường khi nhà sản xuất thiết kế sản phẩm, họ sẽ hướng đến việc tối ưu hóa khi sử dụng đồng bộ sản phẩm hơn.
Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiễu ồn do dòng điện, Niagara 1200 theo như mô tả của AudioQuest còn là một thiết bị hạ xung không gây ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn. Nó được thiết kế để bảo vệ các thiết bị khác trong hệ thống khỏi các xung năng lượng có điện áp lên đến 6000V. Về bản chất, khi xuất hiện một xung năng lượng lớn, Niagara 1200 sẽ hoạt động giống như một switch ngắt điện chứ không phải một thiết bị ngắt mạch khi có lỗi tiếp địa hay cầu dao, bởi nó có thể khởi động lại mà không sợ làm hư hại đến thiết bị.
Về công tác chống nhiễu – phần tác động đến chất âm thiết bị rất lớn, Niagara 1200 sử dụng hai công nghệ cốt lõi. Một là công nghệ Ground Noise Dissipation System của AudioQuest với khả năng giảm thiểu các loại nhiễu ồn liên quan đến tiếp địa mà không tạo ra vòng lặp tiếp địa, thứ gây ra những tiếng ù, hú cực kỳ khó xử lý triệt để. Thứ hai là công nghệ Linear Noise-Dissipation Technology, được áp dụng để đảm bảo khả năng chống nhiễu trên một băng thông rộng khắp và xuyên suốt. Trong một tài liệu có tên Power Demystified, Garth Powell đã giải thích rất kỹ về vấn đề này. Tựu chung lại,mấu chốt ở đây là duy trì tín hiệu càng gần với nguyên gốc càng tốt, bằng cách loại bỏ đi một lượng rất lớn nhiễu điện và nhiễu tần số vô tuyến.
Garth Powell cũng giải thích sâu hơn, cho biết khi nhiễu tần số vô tuyến xâm nhập vào thân máy, mạch âm thanh hay dây cáp, chúng sẽ lẫn vào cùng tín hiệu âm thanh. Điều này sẽ vô tình “che mờ” đi các tín hiệu mức thấp, vốn chứa rất nhiều các dải tần số cao, thông tin về cảm nhận không gian và hài âm. Ngày nay, phải đến 1/3 lượng tín hiệu mức thấp (dưới -60dBu) bị mất hoặc bị làm biến dạng do nhiễu tần số vô tuyến. Do đó khẩu hiệu của AudioQuest là “Không gây tổn hại”. Mục tiêu chính của họ là đem lại tín hiệu âm thanh trung thực, giống như nguyên gốc và để làm được điều đó, nguồn điện cấp cho thiết bị phải tốt đã.
Cuối cùng, các ổ cắm của Niagara 1200 đều là các ổ cắm chất lượng cao với mức trở kháng thấp. Phần ổ cắm được thiết kế tốt để có thể giữ chắc chắn phích cắm, đồng thời sử dụng hợp kim đồng beryllium để giảm điện kháng, đồng thời được mạ bạc để có thể đảm bảo trở kháng thấp, phù hợp với nhiều loại dây và thiết bị khác nhau.
Niagara 1200 có thể trở thành một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Niagara 1000, chủ yếu nhờ vào việc thêm một ổ cắm High Current, đồng thời sở hữu thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt có thể đặt ở bất cứ vị trí nào. Mức giá hợp lý cùng chất lượng thành phẩm của thiết bị rất tốt, có thể sử dụng cho nhiều hệ thống âm thanh khác nhau.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Vì sao thùng loa bass phản xạ lại được dùng phổ biến | TapChiHiFi TV 190