Monoblock power amplifier Mark Levinson Nº53

Power amplifier Mark Levinson Nº53 là một trong những minh chứng rõ nhất cho thấy định kiến về ampli class D từ lâu không còn chính xác nữa.

Mark Levinson thành lập Mark Levinson Audio Systems vào năm 1972, thế nhưng về sau lại sang nhượng lại cho Madrigal Audio Laboratories (về sau thuộc sở hữu của Sandiy Berlin vào năm 1984). Khoảng hơn 10 năm sau, Harman International mua lại Madigral. Bên cạnh Mark Levinson, Harman Luxury Audio Group cũng nắm trong tay nhiều thương hiệu nổi tiếng như hãng thiết bị digital Lexicon, thương hiệu loa Revel và JBL Synthesis. Mark Levinson ngày nay có trụ sở tại Elkhart, Indiana, tại cơ sở của Crown Audio – một thương hiệu khác cũng thuộc Harman. Power amplifier Mark Levinson Nº53 là chiếc monoblock đầu tiên của thế hệ mới trong dòng Reference kể từ sau Nº33 năm 1993, khi mà Madigral vẫn còn sở hữu thương hiệu ampli này. Cũng giống như nhiều sản phẩm cùng hãng khác, Nº53 được sản xuất tại một cơ sở độc lập của hãng ở Massachusetts.

Mark Levinson Nº53

Dù có tầng đầu ra chuyển mạch, Nº53 không phải là một chiếc ampli class D điển hình. Nhắc đến mạch class D người ta thường nhắc đến tính hiệu quả, với khối lượng nhẹ, toả nhiệt thấp trong khi vẫn có công suất khá lớn. Thế nhưng Nº53 lại rất to và nặng, và ngay cả khi ở chế độ tĩnh nó vẫn rất ấm. Cỗ máy này nặng tới hơn 61kg, công suất liên tục 500 watt ở 8 Ohm và tăng lên gấp đôi với trở kháng 4 Ohm, độ méo hài tổng không quá 0.1%.

Giới thiệu về power amplifier Mark Levinson Nº53

Ampli class D, hay còn gọi là ampli chuyển mạch, thường hiệu quả hơn mạch class A hoặc class B do transistor ở tầng đầu ra thường đóng mạch hoặc ngắt mạch hoàn toàn. Thay vì tạo ra phiên bản điện áp cao hơn của tín hiệu đầu vào, ampli class D thường tạo ra sóng xung hình chữ nhật tần số cao do đầu ra của transistor được kết nối với thang điện áp âm và dương, không có trạng thái nào ở giữa. Nếu như độ rộng của mỗi xung có thể tỉ lệ thuận với mức độ tức thời của tín hiệu đầu vào, công suất đi vào loa từ tín hiệu điều biến độ rộng xung (PWM) này sẽ bằng với công suất của một ampli thông thường. Khi tín hiệu PWM được lọc thông thấp, về lý thuyết nó sẽ tạo ra tín hiệu gốc với điện áp cao hơn nhiều, giống như tín hiệu từ một ampli class A/B. Tất nhiên, việc tạo ra các xung tỉ lệ thuận như vậy và sau đó lọc bỏ các sóng vuông không đơn giản. Hơn nữa, sóng xung tần số cao sẽ phát ra các nhiễu vô tuyến với tần số lên đến 300kHz.

Power amplifier Mark Levinson Nº53 sử dụng công nghệ mạch Interleaved Power Technology (IPT) độc quyền của hãng, được đánh giá là sở hữu những lợi thế vượt trội so với cấu trúc chuyển mạch thông thường. Ở một ampli class D cơ bản, một transistor đầu ra sẽ được kết nối với thang điện áp dương, trong khi một transistor khác kết nối với thang điện áp âm. Khi một chiếc được đóng mạch, chiếc còn lại sẽ bị ngắt đi, nếu không thang điện áp âm và dương sẽ bị đoản mạch gây ra hỏng hóc. Tuy nhiên, do quá trình đóng – ngắt này diễn ra rất nhanh nên sẽ có lúc không có transistor nào được đóng mạch, từ đó xuất hiện hiện tượng méo giao điểm giống như ampli class B.

Mark Levinson Nº53 sau

Các kỹ sư của Mark Levinson đã phát triển tầng đầu ra PWM được thiết kế để khắc phục các hạn chế này. Các transistor được kết nối để tải thông qua một cuộn cảm lõi khí cơ lớn và đẩy sang thang điện áp có cực ngược hướng thông qua một diode. Kết quả là một chiếc ampli hoạt động ổn định, với tần số chuyển mạch ở mức cao gấp đôi so với bình thường đã được ra đời. Việc điều biến tần số chuyển mạch 500kHz ở transistor đã tạo nên tín hiệu đầu ra PWM 1MHz nhưng không gây ra bất cứ nhiễu siêu âm thường thấy nào. Tất cả những gì cần làm để loại bỏ các nhiễu này chỉ là một bộ lọc chặn (notch filter) đơn giản.

Power amplifier Mark Levinson Nº53 được trang bị bốn tầng mạch class-I/IPT, xếp theo cấu trúc balanced bridge để tạo ra tần số chuyển mạch PWM lên đến 4MHz. Điều này cho phép băng thông tín hiệu của Nº53 có thể mở rộng tới 1kHz.

Phần nội thất bên trong của power amplifier Mark Levinson Nº53 được chia ra làm 4 phần tách biệt: mạch đầu vào singled-ended và balanced (ở Nº53 tín hiệu single-ended được chuyển thành balanced và giữ nguyên), vùng điều biến, tầng khuếch đại và mạch nguồn. Mark Levinson sử dụng bảng mạch 6 lớp, với khoảng 1500 linh kiện để tạo thành bốn mạch IPT riêng rẽ, đồng thời bổ sung thêm các tính năng như Link2 hay hệ thống kiểm soat MLNet và mạch bảo vệ. Tầng đầu ra sử dụng các sò MOFSET xếp dọc với công suất, điện áp và tần số cao cùng 8 cuộn cảm lõi khí để chống bão hoà khi ở mức dòng cao.

Phần mạch nguồn được đặt ở đáy của tháp ampli, được trang bị biến áp nguồn xuyến cỡ lớn với điện dung 188,000µF cho mạch cấp chính, cùng 105,600µF bổ sung từ mạch nội. Một trong những nhược điểm của ampli chuyển mạch là hệ số damping thấp, nhưng nhờ có bộ lọc thông thấp đầu ra nên hệ số damping của chiếc ampli này sẽ rất cao, từ đó cho phép âm trầm được kiểm soát tốt hơn.

Trải nghiệm

Nº53 sở hữu một chất âm rất đặc trưng, khác hẳn so với nhiều ampli cao cấp phổ biến khác. Điều này luôn đúng khi thử nghiệm với ba cặp loa khác nhau: Vandersteen 7, B&W 802D và Rockport Altair. Đầu tiên, power amplifier Mark Levinson Nº53 có độ cân bằng âm sắc khá đặc biệt, thể hiện qua độ mở rộng cực lớn, đồng thời sở hữu âm bass rất sâu, một chút hơi nhấn mạnh vào midbass, trung âm quãng trên và dải cao rất nhanh, sống động và giàu năng lượng.

Chiếc power-amp đem đến cảm giác độ động rất lớn cũng như có khả năng kiểm soát âm bass qãng dưới cực tốt, từ đó đem lại chất âm đầy uy lực, đặc biệt là ở những bản nhạc nặng về trống. Trong bản Blues Be Out do Wishful Thinking, tay trống David Garabaldi đem đến một màn trình diễn ấn tượng, uy lực đầy xung nhịp rất hiếm khi được trải nghiệm nếu không sử dụng Mark Levinson Nº53. Trên thực tế, độ động của chiếc ampli này ấn tượng xuyên suốt toàn dải, thể hiện các âm thanh tức thời cực kỳ ấn tượng, lan toả khắp âm trường nhưng vẫn giữ được tốc độ, lực cũng như khả năng kiểm soát. Đối với album Nojima Plays Liszt, tiếng đàn piano dường như không thể nào thực tế hơn được nữa.

Mark Levinson Nº53 dep

Bên cạnh độ động cùng nguồn năng lượng cực lớn, Nº53 còn thể hiện rất rõ sự sống động, tươi sáng ở các dải trung âm quãng trên và âm cao quãng thấp. Các âm thanh này thường được đặt ở giữa âm trường và có phần hướng trước, khiến cho độ chi tiết càng được thể hiện rõ hơn. Người nghe có thể cảm nhận rất rõ sự chuyển trọng tâm từ các nhạc cụ trầm cỡ lớn sang các nhạc cụ có âm vực cao hơn một cách dễ dàng.

Khả năng tái hiện không gian của power amplifier Mark Levinson Nº53 cũng cực kỳ xuất sắc. Đây là một trong những ampli có khả năng tập trung âm hình và dựng nét ấn tượng nhất từ trước đến nay. Người nghe có thể cảm nhận rất rõ vị trí chính xác cũng như từng đường nét của các nhạc cụ mà không cần tập trung quá nhiều. Chẳng hạn, như trong đĩa CD Confirmation của Chiz Harris Quartet, ta có thể cảm nhận từng vị trí của các bộ trống khác nhau, không chỉ rõ ràng mà còn đầy sức sống, như thể đang hiển hiện trước mắt người nghe

Kết luận

Với những tiến bộ được áp dụng trong thiết kế mạch, power amplifier Mark Levinson Nº53 đem đến cảm giác đây không còn là một ampli class D nữa. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì sau hơn 10 năm xuất hiện, cỗ máy này vẫn khiến người nghe phải ngạc nhiên trước những gì mà nó có thể làm được. Một thiết kế tốt sẽ không bao giờ sợ lỗi thời, và Nº53 chính là một cỗ máy như vậy.

Nguyễn Hào

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Lựa chọn sử dụng Preamp đèn hay Preamp bán dẫn?