Music server Bladelius Mimer – Cả thế giới âm nhạc bé lại vừa bằng bàn tay

Là chiếc music server đầu tiên của Bladelius, thế nhưng Mimer tỏ ra rất tiềm năng, với những ưu điểm mà các đối thủ khác chưa chắc có được.

Music Server đang được xem như tương lai của ngành âm nhạc thế giới, có thể thay thế đĩa CD bởi khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cao nhất của người yêu âm nhạc. Ngày nay, các Music Server ngày càng được hoàn thiện, từ việc sử dụng cho đến chất lượng, từ phân khúc tầm trung đến phân khúc cao cấp (Hi-End). Các Music Server gần như  đáp ứng chơi mọi định dạng file nhạc phổ thông như WAV, AIFF, PCM, FLAC, M4A, Opus, MP3, Vorbis, AAC, ATRAC… Một Music Server có thể là một thiết bị chơi các file nhạc được lưu trữ trên một ổ cứng, có thể là một ổ cứng nằm trong hệ thống, hoặc có thể là một thiết bị kết nối với dịch vụ điện toán đám mây (computing cloud) để chơi nhạc trực tuyến. Nhìn chung, nhắc đến Music Server, điều đầu tiên người ta nghĩ đến sẽ là sự tiện lợi.

Music server Bladelius Mimer

Bắt kịp xu thế sử dụng Music Server, các hãng sản xuất cũng đầu tư ngày một nhiều vào mảng thiết bị này. Ở phân khúc tầm trung, có những Music Server như của hãng Cambridge Audio, Wadia, Teac, ở phân khúc cao cấp Hi-end như DCS hoặc Aurender. Bladelius – một hãng âm thanh nổi tiếng tại Thụy Điển cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi sở hữu Music Server của chính mình – Mimer.

Giới thiệu về Bladelius Mimer

Music server Bladelius Mimer Mimer (hay còn gọi là Mimir, Mimer là tiếng Thụy Điển) trong tiếng Bắc Âu cổ có nghĩa là “người thông tuệ”. Không ai rõ được Mimir có phải là một vị thần Aesir hay người khổng lồ không, nhưng chắc chắn đây là một trong những nhân vật khôn ngoan nhất của thế giới thần thoại Bắc Âu. Ngay cả khi đã qua đời, đầu của Mimer vẫn được thần Odin bảo quản để đưa ra những lời khuyên sáng suốt nhất. Thần thoại còn kể rằng dưới một trong ba rễ cây Yggdrasil (Cây thế giới) ở Jotunheim có một cái giếng tên là Mímisbrunnr do Mimir đào lên và canh giữ. Ngày ngày ngài uống nước từ giếng đó để có được kiến thức của cả thế gian. Để được uống nước từ giếng và có được trí tuệ, thần Odin đã hi sinh một con mắt của mình.

Music server Bladelius Mimer dep

Lý giải về việc đặt tên cho chiếc Music Server đầu tiên của hãng là Mimer, phía Bladelius giải thích rằng sở hữu Mimer cũng giống như được uống nước từ giếng của nhà thông thái này, “Những ai được uống nước từ giếng Mimer đều có thể nghe được và nhìn thấu mọi sự đã từng diễn ra, cũng như sắp sửa diễn ra.”
Xuất hiện từ năm 2014, Mimer có may mắn được “thừa hưởng” không chỉ những công nghệ tốt nhất từ Bladelius mà còn cả danh tiếng của hãng sau đúng 20 năm xuất hiện trên thị trường. Đi theo xu hướng chế tạo thiết bị số hóa hỗ trợ cá nhân (PDA – Personal Digital Assistant), Mimer cũng được thiết kế để mang kích thước nhỏ gọn nhất có thể. Cho dù việc đút túi quần như điện thoại vẫn là điều bất khả thi, ít nhất người sử dụng vẫn có thể bỏ Mimer vào túi và mang đi mọi lúc mọi nơi. Bladelius sở hữu kích thước chiều rộng, chiều dài, độ dày lần lượt là 247mm x 482mm x78mm, không quá đồ sộ nhưng cũng chẳng quá nhỏ. Ưu điểm lớn nhất của thiết bị là được trang bị màn hình kích thước 18cm x 35cm, xấp xỉ 16 inches. Như vậy so với iPad mini, Mimer lớn hơn gấp đôi và so với iPad bản tiêu chuẩn thì lớn hơn 65%. Được trang bị màn hình LCD là một lợi thế cho Mimir bởi trên thị trường, phần lớn các Music Server hoặc không có màn hình, hoặc chỉ dùng màn hình LED đơn sắc nhìn rất tẻ nhạt.

Music server Bladelius Mimer tot

Thiết kế cho Mimer có phần cồng kềnh như vậy là vì Bladelius dự tính thiết bị có thể đặt ở hai nơi: Thứ nhất là treo trên tường, và thứ hai là để nằm trên mặt bàn hoặc lắp chân đế phụ vào. Dù ở vị trị nào thì việc tận dụng màn hình LCD cũng rất dễ dàng, tiện cho người sử dụng.

Chi tiết kỹ thuật

Mimer là một Music Server, nhưng về mặt kỹ thuật đây còn là một thiết bị kết hợp giữa preamp, DAC, streamer và UPnP. Mạch preamp của Bladelius Mimer thể hiện rõ qua các giao tiếp đầu vào của thiết bị. Mimer chỉ có duy nhất một cổng vào analog dưới dạng jack 3.5. Thoạt nhìn, điều này có vẻ như rất hạn chế, nhưng không phải không có lý do. Một thiết bị thu nhỏ không thể mang quá nhiều jack cắm đầu vào, bởi vậy kết nối digital phải được ưu tiên hơn.

Music server Bladelius Mimer chat

Và quả thật, Bladelius Mimer có rất nhiều lựa chọn để kết nối cho định dạng digital. Ngoài việc sở hữu các cổng đầu vào gồm hai cổng quang Toslink, hai jack coaxial S/PDIF và một cổng ra digital RCA. Ngoài ra, Mimer còn có ba cổng USB, hai trong số đó là cổng USB 3.0. Tất cả các kết nối digital này được điểu khiển bởi một DAC có khả năng xử lý âm thanh định dạng 32bit/384kHz. Chưa thỏa mãn với những điều này, Bladelius còn đang tập trung nghiên cứu để chế tạo thêm module gắn ngoài, nhằm hỗ trợ thêm nhiều kết nối và định dạng khác cho Mimer.
Đối với chức năng streaming, Mimer cũng tỏ ra khá hữu dụng khi hỗ trợ cả kết nối mạng dây Ethernet và wifi. Điều này khiến thiết bị trở nên rất linh động, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Đối với những người cần kết nối mạng ổn định để stream các file dung lượng lớn với độ phân giải cao, kết nối mạng dây quả là một món quà vô giá từ Bladelius.
Bladelius nổi tiếng với các thiết bị âm thanh với chất âm cực kỳ ấn tượng và Mimer cũng không phải là ngoại lệ. Tuy giá chỉ bằng một phần so với những chiếc ampli cao cấp mà hãng sản xuất, Mimer vẫn được tối ưu rất nhiều để có thể giảm nhiễu jitter khi dùng các kết nối không phải kết nối USB. DAC của thiết bị cũng tỏ ra khá chất lượng với chất âm mà nó thể hiện. Âm thanh vẫn khá chi tiết nhưng không quá nhấn mạnh. Âm hình tiết tấu rộng mở nhưng không bị phóng đại. Âm nền đủ trầm, tối để người nghe có thể dễ dàng tập trung vào bản nhạc mà không sợ mệt mỏi.

Music server Bladelius Mimer hay

Kết luận

Mimer tuy chỉ mới xuất hiện nhưng đã tỏ rõ là một thiết bị Music Server đầy tiềm năng. Mức giá của Mimer là 116 triệu, đủ sức cạnh tranh với bất cứ Music Server cao cấp nào bởi bản thân Mimer cũng đã là một thiết bị Hi-end. Ở thời điểm hiện tại, có thể Music Server chưa phổ biến và nhiều người còn cho rằng đây là một món đồ chơi xa xỉ, nhưng các sản phẩm của Bladelius nói chung và Mimer nói riêng đều được thiết kế để hướng đến tương lai. Và khi thời đại của Music Server chính thức bùng nổ, Bladelius lại có thêm lí do để tự hào vì sự góp mặt sớm vào một xu thế còn khá non trẻ.

Giá tham khảo: 116 triệu đồng

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Top 4 ampli xem phim đáng mua nhất do tạp chí Whathifi bình chọn

Nguyễn Hào