Pre ampli McIntosh C48

Không phải ngẫu nhiên mà pre ampli McIntosh C48 giống như một cỗ máy cổ điển lên đến 50 năm, và cũng không phải ngẫu nhiên mà nó được đánh giá rất tốt về mặt chất âm.

McIntosh C22 (hiện tại đã bước sang thế hệ thứ 5) chính thức ra mắt vào năm 2020. Tuy nhiên, trên thực tế chiếc preamp mới của McIntosh lại không phải mới hoàn toàn. Nó đã từng được đưa ra thị trường trước đó, chỉ khác ở chỗ là có tên C70, và được hoàn thiện với màu đen toàn bộ để phù hợp với loạt sản phẩm kỷ niệm 70 năm của McIntosh năm 2019.

Với tiền đề như vậy, ta có thể hiểu rằng ở bên trong, chiếc pre ampli McIntosh C22 hoàn toàn giống với C70. Sự khác biệt giữa chúng chỉ là phần ốp kim loại che nửa dưới mặt kính, khi C22 có màu bạc còn C70 là màu đen. Điều này khiến C22 đem đến cảm giác thậm chí còn cổ điển hơn nữa.

Đối với những ai đã quen thuộc với các preamp C22 đời trước, thế hệ thứ 5 của cỗ máy này chắc chắn sẽ đem đến cảm giác cực kỳ hoài cổ do khá giống với C22 bản gốc được sản xuất trong giai đoạn 1963 – 1968. Tuy vậy, không giống như người tiền nhiệm, cỗ máy này cũng có một vài điều chỉnh nhất định để phù hợp với người dùng của thế kỷ 21.

McIntosh C48

Nổi bật nhất ở mặt trước chính là cụm núm xoay để chỉnh tông với hai núm bass và treble được làm khá lớn. Mức điều chỉnh của chúng khá rộng, lên tới ± 10 dB. Đối với những ai yêu thích âm thích âm thanh trung thực, không qua chỉnh sửa, họ có thể gạt switch tone bypass để ngắt mạch chỉnh tông, hoặc đơn giản hơn là xoay hết các núm này về vị trí 0. Ngoài ra, người dùng có thể thay đổi mức cân bằng âm lượng giữa hai kênh bằng cách ấn núm xoay volume một cái rồi xoay về bên trái hoặc phải để điều chỉnh.

Với thiết kế tương tự như C70, pre ampli McIntosh C22 được trang bị một bóng 12AT7 và 5 bóng 12AX7A, có thể nhìn thấy rất rõ qua tấm kính ở mặt trên của máy. Cấu trúc analog của cỗ máy cũng rất giống với một thiết bị khác của McIntosh – preamp C2700, một cỗ máy được trang bị chip DAC 32-bit để chơi nhạc số. Tuy nhiên, C22 lại là một thiết bị thuần analog hoàn toàn, được trang bị tầng phono hỗ trợ cho cả hai loại kim Moving Magnet và Moving Coil. Ngay ở mặt trước cỗ máy có hai núm xoay khá lớn dùng để điều chỉnh tải trở kháng cho kim MM và kim MC, như vậy C22 có thể sử dụng với hầu hết các mẫu kim đĩa than xuất hiện trên thị trường hiện nay. Đối với kim MM, phạm vi điều chỉnh là 50 đến 350 ohm, còn ở kim MC là từ 25 Ohm đến 1kOhm. Tuy nhiên chiếc preamp này không có khả năng điều chỉnh độ lợi hay điện dung cho mạch phono.

Ngoài ra, pre ampli McIntosh C22 cũng được trang bị cổng headphone với công nghệ Headphone Crossfeed Director (HXD). Về bản chất, công nghệ này tái tạo lại hiệu ứng xuyên âm liên thính (interaural crosstalk – interaural là từ để chỉ cảm nhận khác biệt về âm thanh giữa tai trái và tai phải), từ đó đem đến cảm giác giống như đang nghe loa ở trong phòng, nghĩa là tạo ra hiệu ứng âm hình và âm trường đúng nghĩa đối với người nghe.

McIntosh C48 sau

Tính cả 2 cổng balanced, thiết bị có tổng cộng 7 cổng đầu vào. Bên cạnh đó, chiếc preamp này cũng có hai cặp cổng đầu ra, cho phép kết nối với hai power-amp, hoặc với một power-amp và một loa subwoofer. Phía sau loa còn có cặp cổng minijack 3.5mm cho phép kết nối với các thiết bị khác của McIntosh để dùng chung điều khiển và khởi động cùng lúc khi kích hoạt một trong hai thiết bị. Nếu muốn sử dụng DAC hoặc streaming, người dùng có thể dễ dàng tìm một thiết bị phù hợp phối ghép cùng C22. Chẳng hạn McIntosh D150 có DAC tích hợp với tận 5 cổng đầu vào digital, trong khi MB50 hay M5500 có thể dùng làm streamer hay network player. Ngoài ra, người dùng có thể cân nhắc C2700, về cơ bản đây chính là chiếc C22 với DAC tích hợp cùng mạch phono cao cấp hơn.

Đối với những ai muốn nghe nhạc vào ban đêm, bên cạnh việc dùng headphone, họ còn có thể sử dụng switch loudness trong trường hợp muốn nghe bằng loa. Việc chỉnh âm lượng hay chọn cổng đầu vào khá đơn giản do chiếc preamp vẫn sử dụng núm xoay truyền thống. Điều khiển từ xa đi kèm được làm khá tốt, cầm tay thuận tiện. Khối lượng và độ dài của nó tương dối vừa phải, do đó đem đến cảm giác khá dễ chịu và dễ dùng.

Trải nghiệm

Khi kết nối pre ampli McIntosh C22 với power-amp MC1502 cùng cặp loa Wilson Benesch Resolution, chất âm mà người nghe cảm nhận được cực kỳ ấn tượng. Trước hết, nó tạo ra không gian âm trường rất lớn, đem đến cảm giác giống như những buổi biểu diễn trực tiếp, trong môi trường phòng hoà tấu rộng rãi.

Hệ thống này đem đến đến cảm giác khá ấm áp, đồng thời cũng hướng trước, khiến người nghe như gần sát với sân khấu âm thanh hơn và không bị mất chi tiết nào. Hiển nhiên, chất âm này không trung tính hoàn toàn nhưng cũng không đến mức bị sai lệch mà ngược lại, sự ấm áp đó đôi khi làm mềm đi một số chi tiết quá gắt, khiến nhiều bản nhạc trở nên dễ nghe hơn. Nếu kết nối mâm đĩa than vào hệ thống, Các bản thu sẽ được thể hiện với độ động, âm sắc và chiều sâu tốt hơn. Nếu so sánh, nó sẽ gần giống với những gì mà các phono box rời, đắt đỏ có thể làm được.

McIntosh C48 dep

Khi đối chiếu thử, có thể thấy các cổng đầu vào, dù là balanced, unbalanced hay phono đều rất “sạch”, không đem đến cảm giác có sự hiện diện của nhiễu ồn. Ngay cả khi để âm lượng lên khá cao, âm nền vẫn tối và sạch, thể hiện được sự chi tiết rất tốt.

Không chỉ phối hợp tốt với power-amp đèn của McIntosh, pre ampli McIntosh C22 còn có thể chạy tốt với các power-amp bán dẫn. Điều này đặc biệt cần thiết nếu người nghe cảm thấy chất âm của hệ thống vẫn còn hơi mỏng, muốn dày dặn một chút và âm hình có độ sâu tốt hơn.

Kết luận

Không giống như các hệ thống sử dụng ampli tích hợp, pre ampli McIntosh C22 không phải là cỗ máy dành cho những ai đặt sự tiện lợi lên làm yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên, những ai muốn trải nghiệm lại chất âm mang tính hơi hoài cổ hoặc muốn thưởng thức âm nhạc từ đĩa than chắc chắn sẽ không lựa chọn nói không với cỗ máy này. Bên cạnh đó, C22 có thể phối ghép tốt với cả ampli đèn và ampli bán dẫn, giúp cho chất âm trở nên tối ưu hơn, phù hợp với sở thích nghe nhạc của một bộ phận lớn các đối tượng người nghe khác nhau.

Nguyễn Hào

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Âm hình và âm trường là gì?