Bên cạnh công đoạn xử lý rung chấn từ chính nhà sản xuất, người dùng cũng có thể góp phần không nhỏ cho việc này thông qua các phụ kiện hỗ trợ khác nhau.
Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến ảnh hưởng của rung chấn đến thiết bị chính là các phụ kiện audio được sử dụng giống như đồ nội thất. Các chân đỡ hoặc kệ, giá mà chúng ta sử dụng để đặt sản phẩm lên có thể góp phần làm hạn chế rung chấn, nhưng cũng có thể khiến rung chấn trở nên trầm trọng hơn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị khác nhau, sử dụng thiết kế và vật liệu khác nhau. Những thiết kế được ưa chuộng nhất là những thiết kế chắc chắn, có phần khung mở vì chúng rất ổn định, vững vàng và gần như không tạo ra cộng hưởng. Thiết kế kiểu tủ đóng kín có thể khiến vấn đề phức tạp hơn vì rung chấn đi qua không khí có thể biến tủ trở thành một hộp cộng hưởng, tạo ra không gian cộng hưởng xung quanh thiết bị. Bên cạnh đó, các tủ, kệ đóng kín thường làm bằng gỗ, do đó độ vững chắc cũng kém hơn và dễ bị cộng hưởng hơn. Có một vài audiophile sử dụng các khối bê tông, đá hoa cương hay granite rất nặng để làm bệ đỡ cho sản phẩm. Những thiết bị như vậy thường rất hiệu quả, nhưng mức giá thành đắt đỏ khiến cho chúng không thể phổ biến được. Nói tóm lại, bất cứ thứ gì có thể dùng để tăng độ vững chắc hoặc khối lượng cũng sẽ đảm bảo sự cải thiện nhất định cho chất âm của hệ thống.
Kệ đỡ Stillpoint ESS (ảnh bên trái) sử dụng kết hợp giữa công nghệ chuyển đổi dạng năng lượng cùng với cấu trúc khung thân và chân đỡ rất chắc chắn, không tạo ra cộng hưởng để đảm bảo hạn chế rung chấn. Trong khi đó, kệ đỡ Quadraspire (ảnh bên phải) là sử dụng phương pháp khác để kiểm soát rung chấn và cộng hưởng ở thiết bị. Điều này đạt được là nhờ thiết kế khá độc đáo cùng lựa chọn vật liệu rất cẩn thận.
Cách dễ dàng nhất để ngăn không cho rung chấn đi quá cấu trúc xâm nhập vào thiết bị là đặt thiết bị trên đế cách li. Một loạt các thương hiệu cũng như sản phẩm ra đời, chứng minh cho thấy rằng dù đây là một cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng mức độ hiệu quả thì không thể xem thường. Trong số đó có thể kể tới những cái tên như Gingko, Silent Running, Symposium, Bright Star, Townshend, Arcici…
Cách li bằng khí nén cũng là một phương pháp mới được sử dụng gần đây nhưng có mức độ phổ biến khá lớn. Thương hiệu có công phổ biến phương pháp này là Townshend, theo sau đó là Bright Star, Arcici rồi đến Vibraplane. Phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu quả khi cần kiểm soát rung chấn ảnh hưởng đến các tần số thấp.
Trong trường hợp ampli đặt trên sàn nhà và ở gần loa, các chống rung chấn phổ biến nhất là đặt trên bệ đỡ. Ampli đèn và ampli hybrid thể hiện mức độ hiệu quả rõ nhất, với ampli bán dẫn ta cũng có thể thấy được sự cải thiện dù không rõ bằng. Hầu hết các bệ đỡ này cũng sử dụng phụ kiện nối ghép (chân đinh) chứ không để trực tiếp lên sàn nhà.
Loa, thiết bị chính gây ra các rung chấn cũng đòi hỏi phải được đặt cẩn thận để đảm bảo có thể đem lại những màn trình diễn tốt nhất và ít bị rung chấn làm ảnh hưởng nhất. Chân đinh là một cách rất phổ biến để hạn chế tác động của rung chấn. Phụ kiện này sẽ phát huy tác dụng rất rõ rệt khi loa được đặt trên sàn bê tông hoặc sàn đá. Trong trường hợp này, khối lượng riêng cực lớn của sàn bê tông sẽ rất hiệu quả trong việc cản trở rung chấn do chuyển động của thùng loa sinh ra. Thế nhưng, nếu sử dụng chân đinh cho sàn gỗ, đôi lúc sẽ có vấn đề phát sinh vì sàn gỗ có thể góp phần gây ra hiện tượng cộng hưởng. Trong trường hợp, sử dụng phụ kiện tách rời sẽ hiệu quả hơn. Đối với những trường hợp như vậy, Stillpoints là một cái tên khá sáng giá với những sản phẩm kết hợp cả phương thức tách rời cũng như nối ghép để giảm thiểu rung chấn hiệu quả nhất.
Các kỹ sư và các nhà thiết kế đang ngày càng hoàn thiện cho các phương pháp kiểm soát rung chấn từ chính thiết bị, thế nhưng, để đạt được sự hoàn hảo vẫn còn một khoảng hành trình khá dài. Trong khi chờ đợi những cải tiến đó, người dùng vẫn có thể cải thiện hiệu năng trình diễn bằng cách sử dụng các phụ kiện, công cụ tác động từ bên ngoài. Hãy để dành một chút thời gian tìm hiểu để tìm ra phụ kiện tối ưu nhất, và chắc chắn người dùng sẽ phải bất ngờ với kết quả mà họ đạt được.
Tổng kết
1. Không đặt thiết bị trong góc nhà hay trực tiếp đằng sau loa, đặc biệt là loa từ phẳng.
2. Đặt vị trí thiết bị và loa trên một bề mặt vững chãi, không cộng hưởng. Không đặt thiết bị trong tủ đóng kín vì tủ có thể trở thành buồng cộng hưởng.
3. Thử nghiệm chống rung với chân đế dạng nón, chân tách rời dạng mềm, đế cách li đặt ở dưới các thiết bị.
4. Nếu đặt ampli trên sàn, hãy để ampli trên bệ cách li.
5. Thử sử dụng vòng chống rung và ổ cắm cách li chống rung cho các thiết bị dùng đèn điện tử.
6. Nếu muốn thử các biện pháp phức tạp hơn, hãy bắt đầu bằng việc chống rung cho linh kiện mạch, bảng mạch và khung thân thiết bị.
Xem:
Rung chấn: Nguồn gốc, tác động và cách xử lý (phần 1)
Rung chấn: Nguồn gốc, tác động và cách xử lý (phần 2)
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Lịch sử hình thành Audio Hungary
Nguyễn Hào