Tìm hiểu về các đặc điểm của chất âm (phần 1)

Chất âm của một thiết bị được thể hiện thông qua nhiều đặc điểm khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hai đặc điểm đầu tiên, đó là cân bằng âm sắc và khoảng cách

Cân bằng âm sắc

Khía cạnh đầu tiên mà người nghe nên cảm nhận trong một bản nhạc được tái tạo lại từ thiết bị âm thanh chính là độ cân bằng âm sắc. Cân bằng âm sắc có thể hiểu là mối tương quan giữa các dải âm về mặt năng lượng. Nói theo cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu xem các dải bass, midrange và treble đươc cân bằng đến mức độ nào. Nếu như âm thanh có quá nhiều treble, chúng ta sẽ gọi đó là chất âm thiên sáng. Ngược lại, nếu như âm thanh không đủ các dải treble, đó là chất âm bị mờ đục hoặc suy hao nặng. Một chất âm với các dải bass lấn át các dải còn lại sẽ được gọi là âm thanh thiên tối, có sức nặng hoặc có lực. Lượng bass nếu ít hơn so với thông thường thì sẽ gọi là chất âm nhẹ nhàng, gọn gàng, thậm chí thiếu lực khi bass quá ít.

dai am truong 5

Sở dĩ độ cân bằng âm sắc quan trọng vì chúng giúp tạo sự khác biệt về chất âm giữa các bản nhạc hay thiết bị. Chất âm đó có thể thiên về sáng hoặc tối, dày hay mỏng, trong hay đục, ấm hay lạnh… Nhìn chung, cân bằng âm sắc là yếu tố tạo nên sắc thái, từ đó góp phần làm nên chất âm tuyệt vời của bản nhạc hay thiết bị.

Cân bằng âm sắc quan trọng bởi vì chúng góp phần tạo nên sự nhất quán, hài hoà giữa các dải âm, Một thiết bị hay một bản nhạc có chất âm cân bằng sẽ có độ lớn tiếng đều đặn, giống nhau giữa các quãng dải âm. Ngược lại, thiết bị có chất âm kém về cân bằng âm sắc sẽ tạo ra đỉnh và đáy rõ rệt trên biểu đồ đáp tuyến tần số. Sự thiếu nhất quán này sẽ khiến cho âm thanh trở nên khó nghe hơn nhiều. Chẳng hạn, một thiết bị quá thiên tối sẽ có dải trầm lấn át các dải khác, trong khi những thiết bị dễ nghe hơn sẽ có dải trầm dễ kết hợp hài hoà với các dải còn lại.

loa Focal Shape 40 dep

Khoảng cách

Cụm từ “Khoảng cách” ở đây có thể hiểu là khoảng cách xa gần giữa người nghe và nguồn phát âm thanh trong âm trường ảo. Khoảng cách là một đặc điểm vốn có của bản thu (chẳng hạn như khoảng cách giữa nghệ sĩ biểu diễn và micro), nhưng cũng có thể do thiết bị trong hệ thống âm thanh tạo ra. Một vài thiết bị có âm thanh hướng trước, tiến thẳng về phía người nghe trong khi một số lại có âm thanh lùi về sau. Để hiểu rõ hơn, những thiết bị có âm thanh hướng trước thường sẽ khiến người nghe cảm thấy nhạc ở ngay phía trước loa, và âm thanh lùi về sau cũng sẽ ở vị trí phía sau loa. Hiểu một cách khác, âm thanh hướng trước khiến người nghe cảm thấy người nghệ sĩ đang tiến về phía mình, trong khi âm thanh lùi về sau đem đến cảm nhận ngược lại.

Có một số cách khác để hình dung hiệu ứng khoảng cách dễ hơn, chẳng hạn như liên tưởng đến vị trí hàng ghế trong nhà hát. Âm thanh hướng trước sẽ đem lại cảm giác như ngồi ở hàng ghế D, trong khi âm thanh lùi về sau giống như đang ngồi ở hàng ghế S.

loa acoustic resarch 3e dep

Có một vài cụm từ khác có thể dùng để mô tả khoảng cách. Chẳng hạn, chất âm khô được hiểu là thiếu độ vang và hẹp về không gian, nhưng cũng thường được dùng để mô ta âm thanh hướng trước. Những cụm từ khác thường được sử dụng là sắc sảo, sống động, có thể chạm vào được. Các cụm từ để chỉ chất âm lùi về sau là nhẹ nhàng, dễ nghe…

Những thiết bị có chất âm hướng trước thường đem đến cảm nhận rõ hơn về sự hiện diện của nhạc cụ, nhưng khiến người nghe nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, nếu như lùi về phía sau quá nhiều sẽ khiến cho chất âm trở nên rời rạc, thậm chí còn gây ra độ trễ. Một thiết bị với chất âm hướng trước quá mạnh cũng khiến người nghe khó chịu, thường giải pháp là đổi vị trí ngồi nghe xa hơn, giữ khoảng cách bằng một cánh tay. Chất âm hướng trước lý tưởng nhất là “có thể chạm vào được”, vì lúc này cảm nhận về sự hiện diện của người nghệ sĩ rất rõ rệt, nhưng âm thanh không đến mức quá mạnh, quá khó nghe. Ngược lại, chất âm lùi về sau sẽ khiến người nghe chủ động tiến về phía trước nhiều hơn, tạo ra đủ khoảng cách để cảm nhận được những thay đổi nhỏ nhất,tinh tế nhất.

Đối với loa, cảm nhận về khoảng cách thường là hệ quả của các đỉnh hoặc đáy ở dải âm trung (đỉnh âm có quá nhiều năng lượng, trong khi đáy âm có quá ít năng lượng). Trên thực tế, dải trung âm từ 1kHz đến 3kHz thường được gọi là vùng hiện diện vì chúng đem đến cảm giác về sự có mặt của các nhạc cụ trong bản nhạc. Hài âm trong tiếng ca sĩ cũng trải dài ở vùng hiện diện, do đó giọng ca sĩ là thứ bị ảnh hưởng bởi tính chất khoảng cách của thiết bị nhiều nhất.

loa klipsch the sixes

Đối với những người chưa được tập luyện để xác định rõ ràng chất âm của thiết bị là hướng trước hay lùi về sau, nếu chất âm hướng trước quá nhiều, họ sẽ cảm thấy nhạc bị dồn nén, căng thẳng, buộc phải hạ thấp âm lượng xuống. Ngược lại, chất âm lùi về sau quá nhiều sẽ khiến âm nhạc rời rạc, thiếu đi sự hài hoà.

Cần lưu ý rằng các cụm từ dùng để mô tả tính chất khoảng cách nói chung cũng có thể dùng để mô tả những đặc tính nhất định của âm thanh (chẳng hạn như treble). Khi nói rằng âm treble hướng trước, điều đó có nghĩa là các dải âm đó quá giàu năng lượng, với âm thanh phát ra khiến người nghe tưởng như nó gần với họ hơn so với các dải âm còn lại trong bản nhạc.

(Hết kỳ 1)

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Bí mật của thùng loa kim loại

Bách Diệp