Tìm hiểu về Music Server: Các định dạng file và metadata (phần 2)

Trong kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về loại định dạng file audio cuối cùng trong 3 định dạng, cũng như tìm hiểu thêm về metadata.

Loại định dạng thứ ba là nén mất chất lượng (lossy), hoàn toàn không phù hợp đối với những ai đòi hỏi chất âm cao cấp. Những định dạng thuộc loại này thường giảm số lượng bit trong dữ liệu, đồng thời quá trình nén cũng làm mất đi khá nhiều thông tin âm nhạc. Không giống như các định dạng không nén hay các định dạng nén lossless vốn yêu cầu độ chính xác cực cao, có thể tái tạo lại từng bit một giống như dữ liệu gốc, các định dạng nén lossy vĩnh viễn loại bỏ thông tin, không cách nào có thể phục hồi lại được. Các định dạng lossy thường gặp là MP3, Ogg Vorbis, Advanced Audio Codec (AAC) hay Dolby Digital dùng để mã hóa nhạc phim. Các định dạng này hoạt động với nhiều bitrate khác nhau, bitrate càng cao thì càng đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên, ngoại trừ việc cực kỳ tiết kiệm dung lượng trên ổ cứng, người nghe có lẽ chẳng có lý do gì để sử dụng các định dạng này lâu dài. Lưu ý rằng iTunes sẽ tạo định dạng nén lossy AAC với bitrate 192kbps hoặc 320kbps, chỉ bằng một phần nhỏ của bitrater 1.41Mbps của tiêu chuẩn CD stereo thông thường.

advanced audio codec hay

Đối với iTunes và một số phần mềm quản lý nhạc, thiết lập mặc định khi lưu đĩa CD thường là sử dụng một trong số các định dạng nén lossy. Do đó, nếu muốn lưu lại thành chất lượng cao hơn, người sử dụng cần lưu ý thay đổi thiết lập của phần mềm về các định dạng không nén hoặc nén không làm mất chất lượng. Mỗi khi cập nhật phiên bản cho phần mềm, người dùng cần nhớ làm điều này bởi sau khi cài bản cập nhật, chương trình sẽ lại trở về thiết lập mặc định ban đầu.

Bên cạnh những định dạng nói trên, có một định dạng khác mà người dùng có thể chưa nghe đến bao giờ, đó là Digital eXtreme Definition (DXD). Đây là một định dạng audio chuyên nghiệp thường được dùng để biên tập và xử lý các tín hiệu trên file DSD. DSD về bản chất là định dạng PCM với tần số lấy mẫu 352.8kHz và mang độ dài chuỗi là 24 bit. Một vài thiết bị dân dụng có khả năng nâng tần số lấy mẫu từ chuẩn đĩa CD Red Book cơ bản hay một file hi-res như 16bit – 96kHz lên thành DXD. Tốc độ băng thông của DXD rất cao, lên đến 8.4672Mbps mỗi kênh, nhiều gấp 12 lần bitrate 705kbps mỗi kênh của một đĩa CD cơ bản.

dolby digital

Hiện nay, trên internet có khá nhiều trang cho phép tải nhạc định dạng lossless về. Tuy nhiên, không ít trong số đó chỉ là các định dạng lossy được nâng tần số lấy mẫu lên. Chất lượng của chúng thực chất vẫn là lossy chứ không phải lossless, bởi bản chất của file nén mất chất lượng là mất thông tin hoàn toàn chứ không thể khôi phục lại. Do đó, người dùng cần kiểm tra để không download những file như vậy về. Một trong những công cụ đơn giản nhất là phần mềm quét phổ Spek thể hiện chất lượng âm thanh (cụ thể ở đây là tần số cắt thực) dưới dạng phổ màu. Bảng quy đổi bitrate – tần số cắt sau có thể áp dụng trong quá trình kiểm tra chất lượng thực của file nhạc:

*MP3 file, Bitrate 64 kbps. Cut-off at 11kHz.
*MP3 file, Bitrate 128 kbps. Cut-off at 16 kHz.
*MP3 file, Bitrate 192 kbps. Cut-off at 19 kHz.
*MP3 file, Bitrate 320 kbps. Cut-off at 20 kHz.
*M4A file, Bitrate 500 kbps. Cut-off at 22 kHz.
*FLAC file, Lossless quality (Bitrate usually 1000 kbps or higher). Graph’s drawn continuously, no cut-off.

overture

Chất lượng của 1 file MP3 128kbps được thể hiện qua phổ màu trên Spek, có thể thấy các dải trên 16kHz đã bị cắt đi.

Metadata

Metadata là các gói thông tin không chứa dữ liệu âm thanh được đính kèm cùng với file audio. Các thông tin này bao gồm hình bìa album, tên album, tên nghệ sĩ, tên track, độ dài track và các mô tả khác có thể nhìn thấy trên phần mềm quản lý thư viện nhạc. Metadata thường xuất hiện trên cover của album, ghi chú hay booklet CD dưới dạng vật lý. Việc thêm metadata là một yếu tố quan trọng đối với file nhạc vì nếu không có nó, ta sẽ không biết được file nào đang chứa bản nhạc nào.

Khi sao chép đĩa CD lên một máy tính hay một music server, metadata sẽ được tải về từ một trong nhiều website được dùng làm cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như AllMusic (trước đây là All Music Guide), Gracenote, freedb và Rovi. Số lượng và chủng loại metadata tải về và đính vào file rất đa dạng, tùy thuộc vào nguồn metadata được lấy về. Một số trang cung cấp review cho bản nhạc, các thông tin mở rộng như nghệ sĩ, ảnh… Đôi khi các thông tin mở rộng được lưu dưới dạng khác thay vì cung cấp từ metadata. Bên cạnh đó, các thông tin này không sợ lỗi thời bởi chúng sẽ được cập nhật thường xuyên mỗi khi người dùng vào đọc.

Tìm hiểu về Music Server: Các định dạng file và metadata (phần 1)
Bạn có thể tham khảo sản phẩm khác tại đây

Lịch sử hình thành thương hiệu Audio Research

Nguyễn Hào